09:04 - 03/07/2019
Thi triển mạnh các công nghệ mới: từ Philippines, Úc đến Hong Kong
Số hóa tuần này nói đến việc sử dụng blockchain của Philippines trong lưu trữ dữ liệu đám mấy, AI giúp chính phủ Úc tự động theo dõi bảng tín hiệu giao thông hư hỏng, Hong Kong lên chương trình bảo vệ môi trường thông qua STEAM…
Chính phủ Philippines đẩy mạnh sử dụng công nghệ blockchain
Tuần qua, bộ Thương mại và công nghiệp Philippines vừa ký thoả thuận hợp tác với một công ty công nghệ Hoa Kỳ chuyên cung cấp dịch vụ tối ưu hoá lưu trữ dữ liệu đám mây dựa trên blockchain, nhằm tăng cường xây dựng năng lực và phát triển thể chế sử dụng hiệu quả
công nghệ blockchain ở quốc gia này.
Sự hợp tác nhằm thúc đẩy việc sử dụng blockchain, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Philippines và giải quyết các vấn đề an ninh mạng trong nước. Chính phủ cũng kỳ vọng được trang bị nhiều thông tin hơn về tiềm năng và tác động của công nghệ blockchain trong hoạt động kinh doanh tại Philippines, để quản lý hiệu quả hơn.Bộ Thương mại và công nghiệp Philippines phân công và uỷ quyền cho một nhóm chuyên gia làm việc với đối tác.Hai mảng hoạt động sẽ tập trung là phổ biến thông tin và xây dựng năng lực cho nhân sự.
Trí tuệ nhân tạo giúp phát hiện các biển báo đường phố cần thay thế tại Úc
Kết quả của công trình nghiên cứu do một sinh viên danh dự của khoa Không gian địa lý từ đại học RMIT, Australia, vừa được công bố trên tạp chí Máy tính, môi trường và hệ thống đô thị của Úc.
Theo thông cáo báo chí gần đây, các nhà khoa học không gian địa lý phát triển hệ thống hoàn toàn tự động, được đào tạo và sử dụng để giám sát các biển báo đường phố cần thay thế hoặc sửa chữa, sử dụng công nghệ cung cấp ảnh toàn cảnh tương tác dọc theo nhiều đường phố, để xử lý trật tự giao thông. Một chương trình mới nhằm phát hiện các biển báo cần điều chỉnh hay thay thế được hỗ trợ bởi AI.
Lâu nay, một lượng lớn cả thời gian và tiền bạc vẫn đang được các cơ quan chức năng sử dụng, để theo dõi và ghi lại vị trí địa lý của cơ sở hạ tầng giao thông theo cách thủ công.
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy trong quá trình điều tra những dữ liệu vị trí GPS bắt buộc trong cơ sở dữ liệu biển báo đường phố hiện tại thường không chính xác, đôi khi giảm đến 10m.Nay, với việc sử dụng AI, hệ thống phát hiện các dấu hiệu đã chính xác gần 96%.Nó cũng có thể xác định loại có độ chính xác gần 98% và có thể ghi lại vị trí địa lý chính xác từ hình ảnh 2D.
STEAM là phương pháp dạy tích hợp năm bộ môn: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học (science, technology, engineering, arts, mathematics) nhằm giúp học sinh hiểu được sự liên quan giữa các khối kiến thức và có thể vận dụng tốt vào thực tế. Điểm mới lạ của STEAM là giảng dạy các môn khoa học, nghệ thuật quen thuộc một cách sinh động, gắn liền với thực tiễn. Các hoạt động sáng tạo như thí nghiệm, thực hành thường xuyên diễn ra trong lớp, dưới sự hỗ trợ của giáo viên giúp các em hiểu bài hơn, nhớ lâu và áp dụng trong đời sống hàng ngày.
Hong Kong tổ chức hội nghị STEAM quốc tế đầu tiên
Hội nghị này được một công viên Khoa học (chủ đề Đại dương) nổi tiếng ở Hong Kong hợp tác với cơ quan giáo dục của chính phủ đặc khu hành chính Hong Kong và các khoa của đại học Hong Kong (gồm khoa giáo dục, khoa học sinh học và địa lý cùng hiệp hội Giáo dục khoa học và toán học Hong Kong – HKASME tổ chức.
Nội dung chính của hội nghị là tìm các giải pháp bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn cầu. Tham dự hội nghị có 60 chuyên gia giáo dục từ 11 khu vực bao gồm Úc, Singapore, Thuỵ Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Họ đến để chia sẻ những hiểu biết về giáo dục STEAM, truyền cảm hứng cho giáo viên và nhà giáo dục, nhằm tích hợp các yếu tố STEAM trong công việc và khuyến khích thế hệ tiếp theo học hỏi từ những quan điểm khác nhau, trong khi tham gia việc bảo tồn môi trường.
Hội nghị cũng có sự tham dự của hơn 800 hiệu trưởng, giáo viên và nhà giáo dục chuyên nghiệp từ các trường trung học, tiểu học và mẫu giáo từ Quảng Đông, Hong Kong và Ma Cao. Đó là các quan chức chính phủ cao cấp, lãnh đạo trường đại học và các ông trùm trong ngành.
Hội nghị cũng nhằm tăng cường phát triển giáo dục STEAM bằng cách tập hợp các chuyên gia giáo dục, các nhà nghiên cứu và các nhà thực hành giáo dục từ Hong Kong và nước ngoài, những người muốn hợp tác tạo ra tương lai của giáo dục STEAM. Các đại sứ môi trường, các nhà nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên sẽ trao đổi các kết quả nghiên cứu, và cùng nhau tham quan các địa điểm đặc sắc liên quan các công trình tại công viên này.
Hội nghị sẽ truyền cảm hứng cho các ý tưởng giáo dục STEAM mới, cơ hội hợp tác và thúc đẩy trao đổi học thuật và các kỹ năng giá trị gia tăng.
Diễn giả chính bao gồm một kỹ sư hàng không vũ trụ hàng đầu từ trung tâm vũ trụ NASA God Godard; một chuyên gia khoa học bảo tồn từ đại học Exeter; người sáng lập và giám đốc điều hành của một công ty thuộc tập đoàn sản xuất có trụ sở tại Hong Kong; và một giáo sư từ đại học Murdoch, Úc.
Giải thưởng của cuộc thi STEAM “Bảo tồn quốc tế tại công viên Đại dương” được trao từ hai cuộc thi sinh viên trình diễn ngay tại hội nghị.
Cuộc thi STEAM giới thiệu các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề môi trường toàn cầu với mục đích kích thích sinh viên áp dụng kiến thức và kỹ năng của họ trong các ngành liên quan đến STEAM, để giải quyết các vấn đề thực tế.
Công viên Khoa học, nơi tổ chức hội nghị (Ocean Park) cũng đã tổ chức cuộc thi STEAM Bảo tồn quốc tế, để khuyến khích học tập STEAM.
Sinh viên từ khắp nơi trên thế giới được mời gửi đề xuất sáng tạo với các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề môi trường toàn cầu. Chủ đề của cuộc thi là STE STEAM (Cứu lấy trái đất) và Marine Conservation (Bảo tồn đại dương), với những người tham gia chọn một trong ba chủ đề:
– Hành động STEAM – Đề xuất các giải pháp công nghệ để làm sạch các mảnh vụn biển và bảo tồn đa dạng sinh học biển.
– Xúc tiến STEAM – Tạo các sản phẩm nghệ thuật, để thúc đẩy giảm thiểu mảnh vỡ biển hoặc bảo tồn đa dạng sinh học.
– Nhận thức cộng đồng STEAM – Sử dụng công nghệ (ví dụ: thực tế ảo) để nâng cao nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của việc giảm các mảnh vỡ biển và bảo tồn đa dạng sinh học.
14 đội được chọn đã trình bày đề xuất của họ tại buổi thuyết trình ở vòng chung kết vào ngày 20/6/2019. Bao gồm các dự án sáng tạo thú vị áp dụng công nghệ thực tế ảo, để mô phỏng các kịch bản thời gian thực dưới biển, cho phép công chúng tìm hiểu về đại dương và ô nhiễm từ đôi mắt của động vật biển; sản xuất các thiết bị hình cá có khả năng nhận dạng và tái chế rác dưới biển bằng cảm biến hồng ngoại; và robot có thể tự động hoá quy trình nhận dạng chất thải, vị trí và lấy mẫu.
Ocean Park x HKU Hackathon – Giải quyết các vấn đề hoạt động tại công viên bằng các giải pháp sáng tạo.
Các giải pháp tốt nhất đã được trao cho các chuyên gia trong ngành và các sinh viên chiến thắng có thể có cơ hội tuyệt vời, khi thấy các giải pháp của họ trở thành hiện thực và được triển khai trong công viên.
Vũ Khánh (theo TGHN)
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này