
10:29 - 04/11/2018
Startup ở Penang, Malaysia nhận được nhiều ưu đãi từ nhà nước
Hai năm sau khi Anthony Tan và Tan Hooi Ling ra mắt ứng dụng taxi gọi MyTeksi ở Malaysia, công ty – sau đó đổi tên thành Grab – đã chuyển trụ sở sang nước láng giềng Singapore.
Kể từ khi dời đi vào năm 2014, Grab đã trở thành công ty 10 tỷ USD và đã mua lại doanh nghiệp Đông Nam Á của Uber.
Nhưng Ashran Ghazi, người điều hành Trung tâm đổi mới và sáng tạo toàn cầu Malaysia còn gọi là MaGIC, nói rằng ông ta không sống bám lấy quá khứ. Cơ quan của ông ta được thành lập năm 2014 để bồi dưỡng thế hệ các doanh nhân tiếp theo.
Cơ quan tập trung xây dựng “những công ty tuyệt vời”, ông nói. Việc giữ cho các startup thành công ở lại Malaysia không phải là một yếu tố quan trọng, ông nói thêm.
Không thiếu các doanh nhân trong nước, nhiều người trong số họ đang tập trung ở phía bắc đảo Penang. Những doanh nhân có thể kể đến như Ai Ching Goh đã bỏ công việc tiếp thị ở Procter & Gamble để thành lập Piktochart, một ứng dụng truyền thông trực quan tạo thuận lợi cho những nhà thiết kế không chuyên dựng các đồ họa thông tin. Được thành lập vào năm 2012 Piktochart tự hào có hơn 13 triệu người dùng đã đăng ký – một nửa trong số đó đang ở Bắc Mỹ.
“Chúng tôi không chỉ là một ứng dụng công cụ thiết kế nhưng là ứng dụng cho phép người dùng kể một câu chuyện tốt hơn bằng đồ họa,” Goh, 32 tuổi, nói. Công ty của cô đang sử dụng 60 nhân viên thuộc 15 quốc tịch.
Ứng dụng của công ty nhắm đến bất kỳ ai từ sinh viên cho đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Penang từ lâu là nơi đóng trụ sở các công ty đa quốc gia, bao gồm nhà sản xuất chip khổng lồ Intel, đã bồi dưỡng một lực lượng lao động kỹ thuật mạnh mẽ. Chính quyền bang đang thúc đẩy mạnh hơn việc khuyến khích tinh thần doanh nhân, một công việc sẽ thuận lợi hơn kể từ cuộc bầu cử toàn quốc hồi tháng năm. Penang nằm dưới sự cai trị đối lập suốt một thập kỷ, nghĩa là bang nhận được sự giúp đỡ ít ỏi của chính quyền liên bang.
“Điều rất quan trọng là thể hiện được một công ty ở Penang có thể trở thành một công ty toàn cầu,” Howie Chang, làm ở aCAT, một cơ quan ra đời năm 2015 để xiển dương tinh thần doanh nhân, nói.
Trong số những kỹ sư lớn lên tại Penang là Jin Xi Cheong, 26 tuổi đã rời khỏi Intel để thành lập Poladrone, một startup thiết bị bay không người lái ra mắt vào năm 2016 dưới sự dẫn dắt của aCAT.
Công ty sử dụng các thiết bị bay không người lái để chụp những bức ảnh có độ phân giải cao dành cho việc phân tích kỹ thuật trong các lĩnh vực nông nghiệp và dầu khí. Hiện nay đóng ở gần Kuala Lumpur, Poladrone đang có những khách hàng là những công ty dầu cọ hàng đầu như Sime Darby Plantation. Dịch vụ của công ty gồm đo mật độ cây để dự báo phân bón và phát hiện sâu bệnh – những công việc trước đó phải làm thủ công.
Những chủ trang trại ở nước láng giềng Indonesia, Thái Lan đã gõ cửa Poladrone để nhờ tìm giải pháp, Cheong nói và cho biết công ty đang tính toán để mở rộng hoạt động sang nước ngoài.
Một startup khác của Penang là EasyParcel, một nhà cung cấp dịch dụ chuyển phát liên kết với mười hãng chuyển phát gồm DHL và FedEx. Sau bốn năm hoạt động, EasyParcel có trên 400.000 người dùng ở Malaysia, Indonesia, Singapore và Thái Lan, thu lợi nhuận từ việc chiết khấu số lượng lớn từ các công ty chuyển phát liên kết.
Hầu hết các startup này đều có một nét chung: sự hỗ trợ của nhà nước dưới hình thức nào đó, đặc biệt là tài trợ. Quỹ Cradle là một trong các cơ quan nhà nước nuôi dưỡng các startup từ năm 2003, giải ngân khoản tài trợ từ 25.000 ringgit (6.012USD) đến 800.000 ringgit.
Quỹ đã hỗ trợ hơn 700 startup công nghệ, cũng đã trở thành một nguồn vốn đầu tư mạo hiểm. Với một quy mô đầu tư mục tiêu trong khoảng từ 1 triệu ringgit đến 3 triệu ringgit mỗi công ty, đơn vị Cradle Seed Ventures của cơ quan nắm cổ phần thiểu số không quá 25% trong mỗi công ty có liên quan đến công nghệ di động, phần mềm và các giải pháp doanh nghiệp, và phần cứng kỹ thuật.
Để bắt kịp xu hướng thế giới, quỹ đang tìm kiếm các công ty hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và công nghệ blockchain.
Dzuleira Abu Bakar, CEO của Cradle Seed Ventures cho rằng, dầu vậy, ý tưởng không chỉ đơn giản là sao chép các thị trường khác.
“Tôi tin mỗi quốc gia có tốc độ riêng dựa trên động lực thị trường, sự sẵn có các tài năng, hạ tầng và các biến số kinh tế khác – không phải là trò chơi bắt kịp mà là chuyển động theo các xu hướng công nghệ đang hướng đến,” ông nói.
Trần Bích (theo MTG/Nikkei)
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này