15:53 - 13/12/2019
Số lượng nghiên cứu về AI trên toàn cầu đã tăng 300%
Theo Báo cáo AI Index, tính từ năm 1998 đến 2018, số lượng các bài nghiên cứu, bài báo được xuất bản liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) đã tăng 300%.
Đây là lần thứ ba Báo cáo AI Index hàng năm của ĐH Stanford được công bố, bao gồm các nghiên cứu, thống kê về dữ liệu học máy, những tiến bộ của AI… Báo cáo do các tổ chức như Harvard, Stanford và OpenAI cùng tiến hành.
Để hoàn thiện báo cáo này, các tổ chức đã làm ra hai công cụ mới chỉ để sàng lọc thông tin mà họ thu thập được. Một công cụ dành cho tìm kiếm các tài liệu nghiên cứu AI, công cụ còn lại để điều tra dữ liệu cấp quốc gia về nghiên cứu và đầu tư.
Theo báo cáo, các nghiên cứu về AI trong giai đoạn 1998 đến 2018 đã tăng 300%, chiếm 3% các ấn phẩm tạp chí được bình duyệt và 9% tài liệu hội nghị được công bố.
Về lĩnh vực giáo dục, đào tạo về AI cũng đang ngày càng phổ biến. Số lượng các khóa học về lĩnh vực học máy gia tăng tại trường đại học cũng như học trực tuyến.
Ở Bắc Mỹ, AI hiện là chuyên ngành phổ biến nhất cho sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính ở Bắc Mỹ. Hơn 21% tiến sĩ chọn chuyên về AI, cao hơn gấp đôi so với ngành học phổ biến thứ hai: bảo mật/bảo mật thông tin.
Đáng chú ý, theo báo cáo này Mỹ vẫn là quán quân trong cuộc đua về AI. Mặc dù Trung Quốc xuất bản nhiều bài báo về AI hơn bất kỳ quốc gia nào khác, nhưng tác phẩm được sản xuất tại Mỹ có tác động lớn hơn, được các tác giả Mỹ đã trích dẫn nhiều hơn 40% so với mức trung bình toàn cầu. Mỹ cũng đầu tư nhiều tiền nhất vào lĩnh vực AI ở khu vực tư nhân với số tiền lên đến 12 tỷ USD. Trong khi đó ở vị trí thứ hai là Trung Quốc với số tiền đầu tư là 6,8 tỷ USD.
Mỹ cũng là quốc gia nộp nhiều bằng sáng chế AI nhất, cao gấp ba lần so với Nhật Bản (quốc gia đứng vị trí thứ hai).
Các thuật toán AI đang trở nên nhanh hơn và rẻ hơn cho mục đích đào tạo. Nhóm nghiên cứu AI Index lưu ý rằng, thời gian cần thiết để đào tạo thuật toán thị giác máy trên bộ dữ liệu phổ biến (ImageNet) đã giảm từ khoảng ba giờ vào tháng 10 năm 2017 xuống chỉ còn 88 giây vào tháng 7 năm 2019. Chi phí cũng giảm, từ hàng ngàn đô la xuống còn hai chữ số.
Xe tự lái nhận được đầu tư tư nhân nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực AI nào. Gần 10% giá trị các khoản đầu tư được nhà đầu tư tư nhân trên toàn cầu dành cho phương tiện tự lái, tương đương khoảng 7,7 tỷ USD.
Đứng sau đầu tư AI cho xe tự lái là hai lĩnh vực nghiên cứu y học và nhận diện khuôn mặt (cả hai thu hút 4,7 tỷ USD) trong khi các lĩnh vực AI công nghiệp phát triển nhanh nhất thì ít hào nhoáng hơn: tự động hóa quá trình robot (đầu tư 1 tỷ USD năm 2018) và quản lý chuỗi cung ứng (hơn 500 triệu USD).
Theo Nguyễn Long/DĐDN
https://enternews.vn/so-luong-nghien-cuu-ve-ai-da-tang-300-phan-tram-163214.html
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này