09:09 - 30/09/2019
Philippines: sinh viên tạo công nghệ chống tin giả
Tin tức giả là một trong những vấn đề cấp bách nhất trên thế giới hiện nay.
Và nó trở thành đề tài tập trung duy nhất tại một cuộc thi Hackathon gần đây mà nhóm ba sinh viên Philippines vừa tốt nghiệp đại học cuối cùng đã giành được giải nhất. Đề tài này đặt ra thách thức lớn là phải tạo ra các hệ thống giúp các tổ chức chống lại sự giả tạo tin tức.
Nhóm nghiên cứu, bao gồm các sinh viên tốt nghiệp từ đại học Ateneo de Manila (ADMU), đại học De La Salle (DLSU) và đại học Philippines Diliman (UPD), đã tạo ra một biểu đồ mạng để theo dõi các nhà cung cấp thông tin giả. Họ có thể vạch ra mối quan hệ của các trang web tin tức giả với nhau.
Bằng cách phát hiện web của các trang tin tức giả có liên kết với nhau, dự án tách tin tức giả ra khỏi các dòng tin chính thống hay hợp pháp.
Một số giải pháp được tạo ra bao gồm:
1. Xác định cơ sở dữ liệu trực tuyến của các trang web tin tức giả.
2. Xây dựng cổng thông tin nội dung chống giả.
3. Xác định đúng sai đối với thông tin đăng ký của ứng viên.
4. Xây dựng công cụ lập bản đồ ánh xạ các nguồn tin thường được truy cập trong một nền tảng trực tuyến.
Nhóm giành được hạng nhì cuộc thi đã tạo ra phần mở rộng trình duyệt web thu hẹp khoảng cách giữa người sử dụng và các tổ chức kiểm tra tin tức giả trong thực tế. Và người chiến thắng ở hạng ba, đã tạo ra một ứng dụng cung cấp cho các blogger một công cụ phát hiện tin tức giả mạo.Có ba nước tham gia cuộc thi là Indonesia, Malaysia và Philippines.Thủ đô Jakarta của Indonesia là điểm khai mạc của sự kiện.Sự kiện sau đó được chuyển đến Kuala Lumpur, Malaysia tháng 7 năm ngoái.Và nay, Manila của Philippines là chặng cuối của sự kiện.
Những người tham gia được khuyến khích phát triển vô số giải pháp khả thi để chống lại tin tức giả mạo.
Hackathon đã được chương trình Hạt giống sáng kiến trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tài trợ. Ra mắt vào năm 2013, YSEALI là chương trình của Hoa Kỳ nhằm tăng cường sự lãnh đạo của giới trẻ trong khu vực. Hackathon này nhằm mục đích thu hút công chúng, đặc biệt là giới trẻ, thông qua các sự kiện để chống lại tin tức giả mạo.
Sự kiện này đóng vai trò là diễn đàn để hiện thực hoá sáng kiến công nghệ của giới trẻchâu Á, và huy động chúng thành hành động.
New Zealand thúc đẩy thương mại hoá các sáng kiến công nghệ mới
Chính phủ New Zealand vừa công bố một số biện pháp hỗ trợ các dự án đổi mới sáng tạo bắt đầu phát triển mạnh việc kinh doanh sáng kiến, công trình của họ. Bộ trưởng Nghiên cứu, khoa học và sáng tạo New Zealand Megan Woods cho biết, chính phủ cấp thêm 9 triệu đô la New Zealand cho Vườn ươm công nghệ. Thông báo tài trợ này là bổ sung thêm cho mức 25,5 triệu đô la New Zealand được phân bổ trong ngân sách 2019.
Năm 2018, Chính phủ đã đưa ra ưu đãi thuế R&D ở mức 15%. Ngoài ra, các biện pháp bổ sung tín dụng cho các dự án đạt được thành công bước đầu. Các chương trình ươm tạo của chính phủ đã tạo ra 45 công ty mới khởi nghiệp và thu hút hơn 50 triệu đô la New Zealand đầu tư của chính phủ.
Một quy trình mới được tiến hành để lựa chọn các cơ sở ươm tạo được kết nối quốc tế, được hỗ trợ đủ vốn và hướng dẫn đường đến các thị trường toàn cầu.
Chính phủ liên minh New Zealand cũng đang ủng hộ các công ty nhỏ đổi mới, đặc biệt ở mô hình kinh doanh mới. Hai bộ trưởng, bộ trưởng Tài chính Grant Robertson và bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ Stuart Nash, cũng đã tuyên bố loại bỏ hai rào cản đối với việc mở rộng doanh nghiệp. Đề xuất thứ nhất là miễn thuế cho chi phí, để đổi mới mô hình kinh doanh hay cách quản trị mới.
Đề xuất thứ hai được công bố sẽ thay đổi quy tắc liên tục thua lỗ của New Zealand, để giúp các công ty khởi nghiệp dễ dàng thu hút đầu tư và khởi đầu.
Theo quy định hiện tại, một công ty bị lỗ một năm có thể sử dụng khoản lỗ đó để giảm thu nhập chịu thuế trong tương lai, tuy nhiên việc thực thi điều này chưa tốt, khiến họ vi phạm ngưỡng để có thể tiếp tục sử dụng các khoản lỗ này và trừ thuế cho năm hoạt động kế tiếp.
Vũ Khánh Thọ (theo TGHN)
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này