09:04 - 30/09/2019
Giải pháp cho ‘hành trình số hoá của DN nhỏ’ các nước ASEAN
Mới đây, một kết quả nghiên cứu vừa được công bố, dành cho các doanh nghiệp (DN) siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) về sự tham gia của họ vào nền kinh tế kỹ thuật số trong các nước ASEAN nói chung.
Chúng tôi trích giới thiệu phần “Master Plan on ASEAN Connectivity (MPAC) 2025” dưới đây.
“Hành trình số hoá của MSMEs” có năm loại thách thức:
1. Kiến thức hạn chế về kỹ thuật số hoá, khiến MSMEs khó tiếp cận thông tin về công nghệ số và tiềm năng đóng góp cho DN. 2. Thái độ miễn cưỡng khi thay đổi quy trình kinh doanh từ phía các chủ DN, dù chi phí ngày càng “mềm” hơn. 3. Thiếu nhân lực sành chuyển đổi số và chi phí cao để đào tạo cấp tốc. 4. Thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và các nền tảng số. 5. Khó khăn trong việc tìm gặp đúng các MSMEs cần sự hỗ trợ của chính phủ.
Kiến thức hạn chế về số hoá nghĩa là gì? Trong số năm loại thách thức được MSMEs nhấn mạnh, thiếu kiến thức và nhận thức của MSMEs về công nghệ kỹ thuật số nổi lên như một trở ngại trong bước đầu tiên trên hành trình số hoá.
Các MSMEs thường không biết rõ về nơi cung cấp thông tin hữu ích về số hoá, vì các nguồn thường phân tán và không dễ dàng truy cập. Vấn đề về khả năng truy cập này một phần là do rào cản ngôn ngữ, hay còn gọi là vấn đề “Truy cập thông tin ngôn ngữ”. Hầu hết các MSMEs có xu hướng dựa vào truyền miệng để hiểu về số hoá, và đã không có nguồn trực tuyến để có thông tin kịp thời.Trình độ tiếng Anh thấp là một trở ngại, vì hơn 50% các trang web về kỹ thuật số là tiếng Anh.Vì thế, nếu xây dựng được các trang web bằng ngôn ngữ địa phương là rất tốt. Và cuối cùng, nên tận dụng cả các cổng thông tin của chính phủ, các bộ ngành, các tổ chức công nghiệp, hiệp hội DN có thể được coi là con đường phổ biến thông tin.
Miễn cưỡng với việc thay đổi quy trình kinh doanh. Nhiều chủ sở hữu MSMEs thiếu kiến thức về các bước thực tế cần điều chỉnh hoạt động kinh doanh với công nghệ kỹ thuật số. Họ có xu hướng chống lại việc áp dụng các công nghệ mới do ngại rủi ro và gánh nặng tài chính liên quan. Trên thực tế, chi phí cho việc áp dụng kỹ thuật số (sản phẩm điện tử và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) đã giảm đáng kể trong hai thập kỷ qua. Chi phí kết nối băng thông rộng cũng cho thấy xu hướng giảm, một phần nhờ vào nỗ lực của chính phủ trong việc cung cấp Internet giá cả phải chăng. Nhờ sự bùng nổ của các công nghệ đám mây, phần mềm như một dịch vụ cung cấp, các MSMEs tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật số dễ dàng hơn.
Thiếu nhân lực có chuyên môn. Việc DN thiếu chuyên môn về công nghệ số bao quát từ lập trình, giải pháp kỹ thuật số, và còn thiếu hiểu về bối cảnh kinh doanh và CNTT và truyền thông.Không có nguồn nhân lực lành nghề, việc triển khai số hoá trở thành thách thức lớn. Từ đó, các chính phủ ASEAN đều phải tính đến đào tạo thế hệ tài năng CNTT tiếp theo.
Thiếu sự hợp tác giữa chính phủ và các nền tảng kỹ thuật số. Vì chính phủ phải quy định và đưa ra phương hướng phát triển các lĩnh vực của kỹ thuật số, cần công nhận các định mức hay khung các chi phí.
Môi trường trực tuyến không an toàn, nên vấn đề an toàn kỹ thuật số là một vấn đề quan trọng cản trở các MSMEs bắt đầu hoặc mở rộng các DN kỹ thuật số. Điều quan trọng nhất chính là chính phủ phải tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nền tảng kỹ thuật số, để ngăn chặn họ kiếm lợi nhuận không công bằng qua chi phí tính cho các MSMEs.
Khó tìm gặp các DN nhỏ cần hỗ trợ. Khi có chính sách rồi, việc thu hút các MSMEs cũng không dễ. Trung bình chỉ có 34% số MSMEs là biết rõ là chính quyền địa phương có chính sách khuyến khích áp dụng kỹ thuật số. Và cũng chỉ có 10% MSMEs được khảo sát, khẳng định là họ được chính phủ giúp về số hoá.
Theo đó, các giải pháp được đề nghị là:
Với trường hợp kiến thức hạn chế về công nghệ số, cần tăng nội dung bằng ngôn ngữ địa phương và khuyến khích học Anh ngữ.
Nếu DN nhỏ miễn cưỡng trong thay đổi quy trình kinh doanh, nên cung cấp hỗ trợ ban đầu.
Việc họ thiếu nhân lực thì kiên trì tổ chức đào tạo, từ nền thấp nhất lên dần.
Với khó khăn trong việc hợp tác giữa chính phủ và các nền tảng kỹ thuật số thì phát triển khung hợp tác với các nền tảng kỹ thuật số.
Và cuối cùng, trước những khó khăn trong việc thu hút MSMEs thì cần tăng cường cả kênh truyền thông, chính sách truyền thông và kỹ thuật số.
Vũ Khánh tổng hợp (theo TGHN)
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này