Cuộc đua tìm 'vàng trắng' tương lai
Tin mới
10:40
Lãi suất VNĐ khó đứng yên
10:35
‘Cứu Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm’
10:12
Nhà đầu tư nên làm gì khi cổ phiếu lỗ 50%?
09:51
Doanh nghiệp trong thế lưỡng nan: chi phí tăng, sức mua thấp
13:07
‘Vua thép’ Việt Nam vào top doanh nghiệp lớn nhất thế giới
12:58
Chuỗi giảm của giá vàng khi nào sẽ kết thúc?
12:54
Elon Musk tạm hoãn thỏa thuận mua lại Twitter
12:33
Giá xăng của Việt Nam quá cao so với thu nhập của người dân
16:47
HSBC dự báo lạm phát của Việt Nam ở dưới mức 4%
16:17
Masan lấn sân sang thị trường giặt ủi
16:09
‘Cơn lốc đỏ’ tiếp tục càn quét gần 990 mã chứng khoán
12:23
Trung Quốc chống chọi với ‘sự lao dốc’ của nhân dân tệ như thế nào?
12:18
Doanh nghiệp thận trọng với trang web giả mạo đối tác Hà Lan
12:14
East Ventures huy động 550 triệu USD cho các start-up ở Indonesia
12:10
Bitcoin gảm giá xuống mức thấp nhất từ cuối năm 2020
11:02
Yến chưng dành cho người tiểu đường
10:57
Xuất khẩu kiếm bộn tiền
10:51
Giám sát chặt hoạt động của công ty chứng khoán, kiểm toán
10:32
Thị trường chứng khoán toàn cầu ảm đạm
10:21
Không đóng sập cánh cửa vốn cho bất động sản
Bản tin thị trường
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
11:56
Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng
11:47
Giá vàng ngày 15/3: tiếp tục lao dốc ‘không phanh’
12:17
ĐBSCL: Giá lúa, gạo đồng loạt tăng sau một tuần chững lại
10:17
Giá dầu thế giới ngày 14/3: dầu Brent giảm về mức 110,7 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Công nghệ
2022/05/16 - 11:56:58 AM

12:03 - 24/01/2022

Cuộc đua tìm ‘vàng trắng’ tương lai

Khi ngành công nghệ pin xe điện phát triển nhanh chóng, lithium – tài nguyên được ví như “vàng trắng” của tương lai, nhanh chóng trở thành kim loại được săn lùng nhiều nhất trên thế giới.

Lithium được xem là “vàng trắng” của tương lai.

Theo dữ liệu từ Benchmark Mineral Intelligence, ngành xe điện chiếm hơn 90% nhu cầu lithium vào năm 2030. Với đặc tính là kim loại có trọng lượng nhẹ, tuổi thọ cao, dung lượng lưu trữ lớn và dễ tái nạp, nhu cầu lithium được dự báo tăng theo cấp số nhân trong thời gian tới, theo đà tăng sản lượng xe điện. Trong điều kiện tiêu chuẩn, lithium là kim loại nhẹ nhất và nguyên tố rắn có mật độ thấp nhất. Giống như nickel và cobalt, nó cho phép lưu trữ và vận chuyển điện, trở thành một vật liệu quan trọng trong sản xuất pin ô tô khi nhiều hãng xe hơi dần loại bỏ các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.

Lithium cũng được sử dụng trong điện thoại, máy tính, sản xuất gốm sứ, dược phẩm, đồng thời có vai trò rất cần thiết trong việc lưu trữ năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Hiện tại, lithium dạng rắn chiếm tới 23% trữ lượng thế giới. Lithium có mặt trong các loại đá granite trầm tích khác nhau như spodumene, lepidolite, amblygonit.

Hơn một nửa nguồn tài nguyên lithium trên trái đất được xác định nằm ở “tam giác lithium” Nam Mỹ, nhất là tập trung ở những hồ trên cao và những mỏ muối trắng bạc nằm giữa Chile, Argentina và Bolivia. Bolivia tuyên bố sở hữu 70% trữ lượng lithium thế giới, nguồn nguyên liệu rất quan trọng đối với các loại xe điện, chủ yếu ở vùng Salar de Uyuni, khu vực có độ cao 3.600m trên mực nước biển và có lượng mưa lớn. Điều kiện tự nhiên ở đây không phù hợp để khai thác lithium như các khu mỏ ở sa mạc Atacama của Chile và vùng Hombre Muerto của Argentina.

Trong một báo cáo năm 2020, Ngân hàng Goldman Sachs đánh giá, hợp chất lithium carbonate chế tạo từ lithium có giá trị kinh tế và chính trị tương đương với giá trị của nhiên liệu xăng trong thế kỷ XX. Cũng theo Goldman Sachs, chỉ cần gia tăng 1% sản lượng ô tô điện của thế giới sẽ kéo theo sự gia tăng hơn 40% nhu cầu sản lượng lithium trên toàn cầu. Mỹ, Trung Quốc là 2 nước có mỏ đá granite và hồ nước mặn chứa khoáng sản lithium phong phú. Các mỏ khoáng lithium tương đối nhỏ còn được tìm thấy ở Nga, Phần Lan, Bồ Đào Nha và một số nước châu Phi.

Dù sở hữu nguồn lithium dồi dào, nhưng Mỹ đang tụt hậu trong việc khai thác lithium so với các nước khác trên thế giới. Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ, chỉ 1% lượng lithium toàn cầu hiện được khai thác và xử lý tại nước này. Hơn 80% lượng lithium thô trên thế giới được khai thác ở Australia, Chile và Trung Quốc. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Trung Quốc hiện kiểm soát hơn một nửa quá trình xử lý và tinh chế lithium trên thế giới.

Dữ liệu của S&P Global Market Intelligence cho biết, trong năm 2021, tính đến cuối tháng 10, ngoài việc khai thác, các công ty Trung Quốc đã mua được 6,4 triệu tấn lithium dự trữ, gần tương đương với 6,8 triệu tấn lithium mà tất cả các công ty trên toàn cầu mua được trong suốt năm 2020. Những thương vụ của Trung Quốc trải rộng toàn cầu, từ Argentina đến Mali, Australia, Canada, Congo, Mexico và Chile. Trong 10 năm qua, những công ty Trung Quốc đã chi hơn 6 tỷ USD cho các hợp đồng lithium. Các nhà phân tích cho rằng, việc tăng cường mua bán lithium là một phần trong kế hoạch dài hạn của Trung Quốc nhằm thống trị thị trường xe điện toàn cầu. Trung Quốc đang nắm 3/4 tổng lượng lớn pin lithium-ion trên thế giới.

Chìa khóa chuyển đổi năng lượng

Trước hiện trạng này, Chính phủ Mỹ đã phải xem xét lại và đặt kế hoạch chú trọng khai thác nguồn tài nguyên lithium trong nước từ tháng 6/2021. Công ty Controlled Thermal Resources đang phát triển một dự án lithium tại hồ Salton Sea ở California. Dự án này sẽ chiết xuất lithium từ nước muối được bơm lên thông qua các nhà máy năng lượng địa nhiệt trong khu vực. Giám đốc điều hành dự án Jim Turner cho biết, việc chiết xuất lithium ở California có thể loại bỏ sự phụ thuộc của Mỹ vào sản lượng lithium của Trung Quốc. Đây sẽ là nhà máy sản xuất lithium lớn nhất ở Mỹ và có thể trở thành cơ sở sản xuất lithium lớn nhất toàn cầu. Hiện tại, có 10 nhà máy địa nhiệt và 2 dự án khai thác lithium khác đang hoạt động tại hồ Salton Sea, cách TP Los Angeles khoảng 240km về phía Đông Nam.

Châu Âu cũng đang tìm cách đẩy mạnh khai thác và tinh chế lithium, khi việc đi lại bằng ô tô thải ra lượng khí chiếm khoảng 12% tổng lượng khí thải carbon của châu lục. Nếu muốn hoàn thành mục tiêu giảm khí thải đề ra, tỷ lệ sở hữu xe điện của châu Âu có thể tăng từ khoảng 2 triệu chiếc hiện nay lên 40 triệu chiếc vào năm 2030. Do đó, lithium được xem là chìa khóa cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại lục địa này.

Tuy nhiên, châu Âu chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu bên ngoài đối với nguồn tài nguyên được ví như “vàng trắng” này. Thực tế đang được đặt ra là châu Âu hiện không có tên trên bản đồ khi nói về khai thác và tinh chế lithium. Cho đến nay, vẫn chưa có công ty nào ở châu Âu có thể tinh chế lithium tinh khiết để ứng dụng sản xuất pin với số lượng lớn. Liên minh châu Âu (EU) lo ngại rằng các nhà sản xuất ô tô sẽ phụ thuộc quá mức vào việc nhập khẩu lithium từ Trung Quốc.

Các mỏ lithium đã được phát hiện ở Áo, Serbia và Phần Lan, nhưng Bồ Đào Nha hiện là niềm hy vọng lớn nhất của châu Âu về lithium. EU mới đây đã thêm lithium vào danh sách các kim loại quan trọng và khởi động một chiến lược mới về nguyên liệu thô, trong đó tìm cách tăng nguồn cung lithium của châu Âu lên 18 lần vào năm 2030. Khoảng 38 nhà máy pin điện mới đã được lên kế hoạch xây dựng trong tương lai. Châu Âu cũng sẽ tăng cường khai thác lithium ở Nam Mỹ, đặc biệt tại Argentina, Bolivia và Chile, để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Theo Thanh Hằng/SGGP

Có thể bạn quan tâm

EU thúc đẩy đầu tư từ Đài Loan

Apple hướng đến iPhone màn hình gập

Tesla chế tạo ô tô riêng cho thị trường Trung Quốc

Châu Âu tìm cách giữ chân các công ty khởi nghiệp

Xe hơi sẽ như thế nào vào năm 2030?

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:công nghệ pinlithiumvàng trắngxe điện

Tin khác

Elon Musk tạm hoãn thỏa thuận mua lại Twitter

Elon Musk tạm hoãn thỏa thuận mua lại Twitter

East Ventures huy động 550 triệu USD cho các start-up ở Indonesia

East Ventures huy động 550 triệu USD cho các start-up ở Indonesia

Startup tiếp tục hút vốn đầu tư

Startup tiếp tục hút vốn đầu tư

Elon Musk thề đảo ngược lệnh cấm Trump của Twitter

Gucci chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử

Ô tô sản xuất tại châu Âu sẽ trang bị hộp đen như trên máy bay

Trung Quốc chiếm gần 70% doanh số xe điện chạy pin trên thế giới

Elon Musk có thể giữ chức CEO của Twitter

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA