Khởi nghiệp thời Covid-19: những điều mới lạ
Tin mới
09:45
Các hãng công nghệ Trung Quốc được lệnh ‘học hỏi trường hợp Alibaba’
09:09
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ‘Nông nghiệp sẽ không loay hoay trồng cây gì, nuôi con gì’
09:00
Campuchia phong tỏa thủ đô Phnom Penh
16:27
Giới đầu tư đổ xô vào tài sản rủi ro cao nhờ điều kiện tín dụng dễ dàng
16:22
Microsoft mua công ty trí tuệ nhân tạo Nuance với giá 19,7 tỷ USD
16:18
Mỹ có kế hoạch giải thoát Trung Quốc khỏi cái mác ‘thao túng tiền tệ’
16:02
Báo cáo PAPI 2020: người dân lo ngại nhiều hơn về y tế
15:56
Doanh nghiệp gặp khó vì giá thép tăng cao
10:18
Bộ Công Thương tham vấn điều tra chống bán phá giá đường từ Thái Lan
10:11
Thái Lan – Campuchia mất tết vì Covid-19
09:31
5 siêu thực phẩm quen thuộc nên ăn hàng ngày
09:18
Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc: ‘3 chữ P’ và cách huy động vốn khác biệt
09:10
Một chủ vườn lan đột biến ở Hà Nội bị tố lừa 200 tỷ đồng
08:39
Giá Bitcoin tăng như ‘lên đồng’, gần chạm ngưỡng 64.000 USD
16:10
Tiếp tục chào đón tuyến dịch vụ container trực tiếp đi bờ tây Mỹ
16:05
Campuchia thêm 181 ca mắc Covid-19, số ca tử vong tăng lên 33 người
15:59
Sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất tại Mỹ sắp IPO
15:55
Huawei nói tình trạng thiếu chip toàn cầu là do các lệnh trừng phạt của Mỹ
09:40
Cổ phiếu Alibaba vẫn tăng giá sau án phạt kỷ lục
09:35
Austin Russell – tỷ phú thế hệ Millennials
Bản tin thị trường
09:34
‘Con tôm Việt Nam đang gặp áp lực cạnh tranh từ đối thủ’
08:51
Đài Loan sửa đổi luật để thu hút nhân tài nước ngoài
08:47
Tencent giúp Indonesia trở thành điểm nóng mới của dịch vụ dữ liệu đám mây
11:02
Thẻ hội viên đánh golf – khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở Singapore
10:10
Apple thu đổi iPhone 11 Pro Max chỉ bằng 35% giá trị máy mới bóc tem
09:55
Tập đoàn dầu khí Thái Lan lấn sang lĩnh vực y dược, dinh dưỡng và ẩm thực
09:18
LG rút khỏi mảng smartphone, Samsung hưởng lợi nhiều nhất
11:06
Kpop và giải trí Hàn Quốc cũng đau đầu vì ‘vấn nạn bông Tân Cương’
11:12
Ngành may VN và 8 nước khác đòi các hãng bán lẻ quốc tế thanh toán đúng hạn
09:15
Các hãng thực phẩm thuần chay đang hướng đến thị trường châu Á
10:18
Chuỗi siêu thị VinMart ‘thầu’ luôn dịch vụ tài chính và thanh toán số
10:23
Thái Lan đề cử súp tôm chua cay vào di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
09:02
Tây Ban Nha thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc mỗi tuần
10:53
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19
09:46
Đài Loan đang thảo luận với Việt Nam về ‘bong bóng du lịch’
10:08
Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ
09:30
Đài Loan và Indonesia mở cửa du lịch quốc tế từ đầu tháng 4
09:33
Phát triển loại vắc xin ngừa Covid-19 mới có thể uống, không cần tiêm
16:43
Giới trẻ Đài Loan đổ xô đi đổi tên thành ‘Cá Hồi’ để được ăn sushi miễn phí
09:23
Bali chuẩn bị đón khách quốc tế trở lại vào tháng 6
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Báo Xuân 2021
2021/04/15 - 11:56:31 AM

10:54 - 05/02/2021

Khởi nghiệp thời Covid-19: những điều mới lạ

Đại dịch Covid từ đầu năm 2020 đã tác động ghê gớm và sâu sắc đến mọi ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh trên phạm vi toàn cầu. Trong đó khởi nghiệp tài nguyên bản địa bị ảnh hưởng mạnh hơn so với các startup trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt các sản phẩm nông đặc sản với mô hình kinh doanh truyền thống.

Bánh hạnh phúc làm từ khoai lang của Tăng Thị Cẩm Hằng (Vĩnh Long).

Để khắc phục và vượt qua ảnh hưởng của đại dịch, không chỉ các nhà khởi nghiệp mà nhiều doanh nghiệp phải khởi động lại và ứng dụng tư duy đổi mới sáng tạo từ sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm đến tái định vị thương hiệu và đặc biệt thay đổi mô hình kinh doanh mới nhằm thích nghi với trạng thái “bình thường mới”. Các chương trình khởi nghiệp sáng tạo (KNST), đặc biệt cuộc thi KNST của thanh niên nông thôn thuộc trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ kinh doanh (BSA) phối hợp Trung ương Đoàn tổ chức chính là cuộc diễn tập tiêu biểu cho các chương trình khởi nghiệp sáng tạo tài nguyên bản địa trong phạm vi cả nước với nhiều bài học kinh nghiệm thực tiễn lý thú trong suốt 6 năm qua…

Đổi mới mô hình kinh doanh – động lực chính để chuyển đổi số

Nền kinh tế cảm ứng thấp là trạng thái mới của xã hội và kinh tế, bị thay đổi vĩnh viễn bởi đại dịch Covid-19, thể hiện bởi các tương tác hạn chế, các biện pháp an toàn và sức khỏe, hành vi mới của con người và sự thay đổi các ngành công nghiệp vĩnh viễn. Dịch Covid-19 làm tê liệt nhiều ngành dịch vụ như du lịch, khách sạn, du học, hàng không với doanh số sụt giảm mạnh trên 50%; làm giảm doanh số từ 15 – 50% một số ngành hàng như thời trang, nhà hàng; sụt giảm nhẹ 1 – 15% với các ngành thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu. Đặc biệt Covid lại có “tác dụng ngược” khi làm gia tăng doanh số 15 – 25% ở những ngành nghề chuyển đổi số hay kỹ thuật số, như thương mại điện tử.

Covid đang khiến hầu hết doanh nghiệp phải khởi động, khởi nghiệp lại từ đầu với mô hình kinh doanh mới, bởi nó tạo ra sự đứt kết nối giữa khách hàng với doanh nghiệp, đồng thời thay đổi giá trị mà khách hàng mong đợi. Covid cũng thúc đẩy nhanh hơn hành vi và hành trình mua hàng trực tuyến của khách hàng, thay đổi về lợi ích và giá trị mong đợi của họ, dẫn đến các mô hình kinh doanh cũ trở nên lạc hậu và kém hiệu quả. Những doanh nghiệp kinh doanh với mô hình truyền thống đang tiếp tục gặp khó khăn, thậm chí phá sản do không phản ứng linh hoạt với những biến động do dịch. Khách hàng thay đổi dẫn đến các nguồn thu dần mất đi. Hiện nhiều tập đoàn đa quốc gia trên thế giới đều ráo riết bàn cách ĐMST, trong đó chuyển đổi số là tất yếu.Việt Nam hiện tập trung bàn đến việc chuyển đổi số nhưng dường như chưa chú trọng đúng mức đến đổi mới mô hình kinh doanh dựa vào ĐMST.

Mọi doanh nghiệp đang có cùng vướng mắc chung là đổi mới giá trị khách hàng và đổi mới mô hình kinh doanh. Khởi nghiệp, đặc biệt khởi nghiệp tinh gọn, tư duy thiết kế, ĐMST và tư duy số đang trở thành xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp ở mọi quy mô và khởi nghiệp cần học hỏi và ứng dụng để đưa kinh doanh của mình vượt qua khó khăn và phát triển trong tương lai.

Khởi nghiệp sáng tạo tài nguyên bản địa đang ở đâu?

Khởi nghiệp tài nguyên bản địa với các sản phẩm nông đặc sản hoặc du lịch có nhiều điểm khác biệt so với khởi nghiệp kiểu startup dựa vào công nghệ.

Startup loại này hướng đến các ý tưởng và mô hình kinh doanh sáng tạo, tạo ra chủng loại sản phẩm/dịch vụ mới, có tiềm năng tăng trưởng nhanh và mạnh ở quy mô quốc gia và quốc tế. Theo kinh nghiệm, chúng tôi nhận thấy loại hình khởi nghiệp sáng tạo tài nguyên bản địa sẽ có điều kiện phát triển tốt nếu được định hướng từ ban đầu theo tư duy ĐMST, khởi nghiệp tinh gọn với tư duy số hóa mô hình kinh doanh theo định hướng phát triển bền vững.

Mặc dù phong trào khởi nghiệp ở nông thôn đang diễn ra khá sôi động khắp các tỉnh thành, song đó không phải là khởi nghiệp sáng tạo. Tư duy và mô hình kinh doanh của các bạn trẻ nông thôn thường mang tính truyền thống và thiếu các yếu tố đổi mới sáng tạo. Những ý tưởng và dự án chủ yếu khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu hay tài nguyên sẵn có tại địa phương, như dừa Bến Tre, sen Đồng Tháp, nghĩa là lo tập trung khai thác yếu tố đầu vào (nguồn cung) hơn là gia tăng giá trị ở đầu ra (nguồn cầu). Nhiều bạn chưa biết cách khai thác và phát triển các yếu tố tài nguyên bản địa để gia tăng giá trị cho sản phẩm và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững. Đặc điểm chung của loại hình khởi nghiệp loại này là tập trung chủ yếu đổi mới sản phẩm do đam mê mà ít quan tâm đến định vị sản phẩm – thị trường, giải pháp thị trường, cách tiếp thị – bán hàng…

Vấn đề và thách thức lớn nhất hiện nay là các chương trình quốc gia và đa số các tỉnh chưa có đội ngũ huấn luyện, cố vấn với các chương trình huấn luyện về ĐMST và quy trình khởi nghiệp sáng tạo đặc thù riêng cho sản phẩm tài nguyên bản địa. Đa số tập trung vào tổ chức các cuộc thi KNST kèm theo vài ngày huấn luyện ngắn hạn với nội dung hạn chế về đổi mới sáng tạo liên quan đến cuộc thi. Hầu hết thiếu hẳn các chương trình huấn luyện và cố vấn đồng hành theo suốt lộ trình khởi nghiệp của các bạn trẻ để biến ý tưởng thành sản phẩm thương mại hóa và mô hình kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp.

Làm gì để hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tài nguyên bản địa?

Chương trình KNST cho thanh niên nông thôn của BSA cùng phối hợp với dự án 844 của Bộ Khoa học – công nghệ và Trung ương Đoàn suốt 6 năm cho thấy nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Đặc biệt khoảng ba năm trở lại đây các bạn khởi nghiệp được huấn luyện tốt hơn về tư duy, phương thức và công cụ đổi mới sáng tạo.

Thông thường, khi nghĩ về đổi mới sáng tạo, người ta đề cập đến đổi mới sáng tạo sản phẩm. Đổi mới sáng tạo về thực chất là hướng đến các giải pháp giá trị chứ không phải sản phẩm hay dịch vụ mới. Theo đó, các bạn trẻ học hỏi và ứng dụng ngày càng tốt hơn tư duy đổi mới sáng tạo trong việc thể hiện các ý tưởng mới lạ, có giá trị mới và biết cách nắm bắt cơ hội để triển khai thành công ý tưởng thành sản phẩm và mô hình kinh doanh, ngay cả lúc khó khăn thời Covid. Mật hoa dừa Sokfarm (Trà Vinh), gối thảo dược (Bắc Kạn), bột rau má sấy lạnh tiện lợi (TP.HCM), đất sạch trồng rau và hoa Namix (TP.HCM), mắm Xứ Gò (Tiền Giang),  cá khô sạch, ăn nhanh và tiện lợi Ba Khía (Đồng Tháp), du lịch C2T (Bến Tre)… đều là những sản phẩm tiêu biểu về sự thành công đổi mới sáng tạo, đổi mới mô hình kinh doanh trong một năm đầy khó khăn do dịch bệnh.

Hướng đến tương lai, các chương trình KNST về tài nguyên bản địa sẽ còn nhiều việc cần làm hơn nữa để xây dựng và nâng tầm hệ sinh thái KNST bền vững hơn, gắn kết chặt chẽ và hiệu quả các thành tố cùng cộng tác trong môi trường kinh doanh mới. Hệ sinh thái bao gồm những người phát triển hệ sinh thái từ chính phủ và tư nhân, đội ngũ hỗ trợ bao gồm các chuyên gia huấn luyện, cố vấn, người kết nối các nhà đầu tư hạt giống, các quỹ đầu tư từ các đối tác doanh nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp quốc tế. Hệ sinh thái KNST cũng cần phát triển các hệ thống và công cụ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm, hệ thống xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống số để kết nối và mở rộng kinh doanh ra bên ngoài đồng thời thu hút, hỗ trợ, phát triển người dùng cho các nhà khởi nghiệp.

Trong hệ sinh thái KNST, nhân tố chính là các bạn khởi nghiệp với lộ trình 3 giai đoạn phát triển từ ý tưởng – sản phẩm – doanh nghiệp đều cần đến sự hỗ trợ tích cực. Giai đoạn đầu tiên cần định hướng, truyền cảm hứng và kết nối các bạn khởi nghiệp để sáng tạo ý tưởng và thiết kế sản phẩm mẫu. Giai đoạn kế tiếp là tạo ra và kiểm tra sản phẩm, thiết kế và thử nghiệm mô hình kinh doanh sẽ rất cần sự hỗ trợ đồng hành trong việc hoàn chỉnh ý tưởng/dự án, huấn luyện, kết nối các chuyên gia, cố vấn, nhà đầu tư hạt giống và xây dựng đội ngũ. Giai đoạn cuối cần sự hỗ trợ tích cực để quy mô hóa sản phẩm, thị trường, triển khai mô hình kinh doanh với quy mô bền vững hơn, kể cả kết nối để huy động vốn đầu tư từ các nhà đầu tư, quỹ mạo hiểm, đối tác doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Trần Anh Tuấn* (theo TGHN)

————————-

(*) Chuyên gia chiến lược và đổi mới sáng tạo, The Pathfinder

Có thể bạn quan tâm

Bữa tiệc hoài hương

Nguyễn Hàng Tình: Sực nhớ mình là loài người

Nhìn từ Silicon Valley: Các công ty Việt Nam có thể học được gì từ năm Covid?

Chuyện nhà Cỏ May: cơm với cá như má với con

Thực phẩm hữu cơ cơ hữu mùa COVID

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Covid-19đổi mới sáng tạokhởi nghiệp

Tin khác

Một tản mạn về trà

Một tản mạn về trà

Tâm sự mang tên lúa mùa Tư Việt

Tâm sự mang tên lúa mùa Tư Việt

Ông Tư Việt Lúa Mùa – người nhặt từng hạt tấm

Ông Tư Việt Lúa Mùa – người nhặt từng hạt tấm

‘Nghêu ngao’ bún nghêu

‘Kèn tây’ tung chiêu mới độc lạ ‘sà bì chưởng’

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Những cô gái bán mắm!

‘Mưu đồ’ Việt hóa bàn ăn

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA