Thị trường 24/7: GRDP 6 tháng của TP.HCM tăng 6,46%; Ông Phạm Nhật Vượng mở công ty mua bán xe điện cũ
Khối ngoại bán ròng gần 2 tỷ USD trong 6 tháng: Theo thống kê từ các công ty chứng khoán, khối ngoại đã bán ròng hơn 50.000 tỷ đồng (gần 2 tỷ USD) trên sàn HOSE (TP.HCM) trong 6 tháng đầu năm 2024.
Mặc dù khối ngoại chiếm tỷ trọng dưới 20% trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng việc bán ròng thời gian qua ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong nước, khiến VN-Index vẫn chỉ quanh mốc cũ nhiều năm qua, ở mức 1.200-1.300 điểm.
Về động thái bán ròng thời gian qua, bà Ly Bùi, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Shinhan Việt Nam, nhận định, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ lãi suất đồng USD cao nhất trong 20 năm qua trong thời gian dài nên sự chênh lệch môi trường lãi suất, chính sách tiền tệ, tỷ giá tăng cao… đã tác động đáng kể tới hành động của khối ngoại. Tuy nhiên, hoạt động tái cấu trúc dòng vốn diễn ra trên toàn cầu, không chỉ Việt Nam, các thị trường như Thái Lan, Trung Quốc… cũng chịu ảnh hưởng rút vốn.
Nhiều ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ: Từ đầu tháng 6/2024 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chấp thuận cho nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức, phát hành cổ phiếu mới…
Cụ thể, MSB vừa được tăng vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 30%, tăng lên 26.000 tỷ đồng. SHB cũng được tăng vốn điều lệ hơn 36.629 tỷ đồng sau khi hoàn tất phát hành hơn 43,5 triệu cổ phiếu theo phương án ESOP.
Sau khi hoàn tất phát hành gần 583 triệu cổ phiếu, ACB có vốn điều lệ gần 45.000 tỷ đồng, cao thứ 6 hệ thống. Nam A Bank cũng được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 10.580 tỷ đồng lên 13.725 tỷ đồng. Techcombank được tăng vốn điều lệ từ 35.225 tỷ đồng lên 70.450 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu thưởng…
Cụ thể, một số khách hàng của Vietcombank cho biết trong sáng 1/7, app banking trên di động của nhà băng này bỗng dưng gặp lỗi đăng nhập. Theo đó, khách hàng không thể đăng nhập vào tài khoản để thanh toán, chuyển tiền hay các thao tác giao dịch khác trên app.
Không riêng Vietcombank, trong sáng nay, trên các diễn đàn về dịch vụ ngân hàng, không ít khách hàng từ các ngân hàng khác cũng phản ánh về tình trạng gặp lỗi khi giao dịch trên app banking.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở thêm công ty kinh doanh ô tô: Ngày 1/7, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup – ông Phạm Nhật Vượng công bố thành lập Công ty CP Thương mại và Dịch vụ FGF – Vì Tương lai Xanh (For Green Future, công ty FGF) có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trong đó ông Phạm Nhật Vượng nắm giữ 90% cổ phần.
FGF hoạt động trong lĩnh vực mua bán xe ô tô điện VinFast và kinh doanh dịch vụ cho thuê xe điện tự lái. Ngoài mua bán xe cũ, công ty FGF còn cung cấp dịch vụ cho thuê xe điện tự lái (cả xe cũ và xe mới) dành cho các tổ chức và cá nhân với chi phí hợp lý.
Trong giai đoạn đầu, công ty FGF dự kiến có từ 1.000 – 2.000 xe cho thuê tự lái, gồm tất cả các dòng xe VinFast, hoạt động tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Huế…
Gần 9 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam: Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2024, ngành du lịch đón trên 8,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 4,1% so với cùng kỳ năm 2019 – thời điểm trước dịch Covid-19.
Về quy mô thị trường, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 với 2,2 triệu lượt (chiếm 25,8%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 1,8 triệu lượt (chiếm 21,4%).
Riêng hai thị trường này đóng góp 47,2% tổng số khách quốc tế đến trong 6 tháng qua. Tiếp theo là các thị trường: Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Australia, Ấn Độ…
Thời gian vừa qua, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đã triển khai thành công hàng loạt chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài như Australia, Pháp, Đức, Italy, sắp tới là các chương trình tại Nga, Hàn Quốc… nhằm hoàn thành mục tiêu đón từ 17-18 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay.
Đây là bước cải thiện đáng kể từ sau Covid-19, với tăng trưởng nửa đầu năm 2022 và 2023 chỉ dưới 4%. Tuy nhiên, tốc độ vẫn chậm hơn so với trước dịch, với nửa đầu năm 2019 tăng 7,61%.
Trong 6 tháng qua, thương mại dịch vụ và công nghiệp – xây dựng tiếp tục giữ tỷ trọng lớn, là lực đỡ cho đầu tàu kinh tế. Trong đó, thương mại dịch vụ chiếm 65,6% cơ cấu, có tốc độ tăng trưởng cao nhất (7,26%) và đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng, với 4,34 điểm phần trăm.
Doanh nghiệp có tín hiệu rục rịch bơm vốn vào sản xuất kinh doanh. Nửa năm qua, thành phố cấp phép gần 25.250 doanh nghiệp với vốn đăng ký đạt 214.716 tỷ đồng, tăng 9,6% về giấy phép và tăng 1% về vốn so với cùng kỳ.
VinFast chính thức mở bán ô tô điện VF 5 tại Indonesia: Ngày 1/7, VinFast Auto chính thức mở bán phiên bản tay lái nghịch của mẫu SUV điện VF 5 thuộc phân khúc A tại Indonesia. Sau VF e34, đây là mẫu xe ô tô điện thứ hai hãng đưa đến quốc gia vạn đảo.
Cụ thể, VinFast chính thức mở bán VF 5 từ ngày 1/7/2024 tại Indonesia với mức giá niêm yết là 310.000.000 IDR (khoảng 483 triệu đồng).Bên cạnh đó, VinFast cũng cung cấp chính sách thuê pin với chi phí hấp dẫn, tối ưu theo nhu cầu di chuyển đa dạng của từng khách hàng.
Với chính sách cho thuê pin, VF 5 có giá niêm yết 242.000.000 IDR và chi phí thuê pin là 990.000 IDR/tháng cho quãng đường di chuyển tối đa 1.500 km, 1.415.000 IDR/tháng cho quãng đường di chuyển tối đa 3.000 km và 2.360.000 IDR/tháng cho quãng đường di chuyển trên 3.000 km.
Khảo sát của Caixin – trang tin tức tài chính hàng đầu Trung Quốc – tập trung vào nhóm công ty tư nhân nhỏ, định hướng xuất khẩu. Mốc trên 50 cho thấy hoạt động sản xuất có sự tăng trưởng.
Theo số liệu của Caixin, PMI tháng 6 đạt 51,8 điểm. Mức này tăng so với tháng trước đó, vượt dự báo và cao nhất kể từ tháng 5/2021. Chỉ số này đã đi lên 8 tháng liên tiếp.
Tuy nhiên, số liệu theo công bố của Caixin hôm 1/7 trái ngược với PMI chính thức do giới chức nước này đưa ra cuối tuần trước. Theo đó, sản xuất của Trung Quốc lại đi xuống tháng thứ 2 liên tiếp. Báo cáo chính thức tập trung chủ yếu vào công ty lớn và quốc doanh.
Thiếu gạo, người Indonesia tìm cách đa dạng hoá nguồn lương thực: Người dân Indonesia đang ăn quá nhiều gạo đến mức sản lượng trên toàn quốc không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhiều người đã đề xuất đa dạng hóa thói quen ăn uống của người dân địa phương, nhưng việc tiêu thụ gạo đã ăn sâu vào văn hóa Indonesia. Việc chuyển sang các loại tinh bột thay thế sẽ không giải quyết được các vấn đề về cấu trúc trong nông nghiệp của nước này.
Tuy nhiên, dữ liệu của Cục Thống kê Indonesia (BPS) cho thấy người dân nước này hiện nay đã ăn ít gạo hơn so với một số năm trước. Mức tiêu thụ bình quân đầu người đã giảm từ 1,7 kg/tuần vào năm 2007 xuống còn 1,5 kg/tuần vào năm 2023.
Cơ quan Bapanas dự đoán rằng chính phủ có thể sẽ phải nhập khẩu tới 5 triệu tấn gạo trong năm nay, đây sẽ là một con số kỷ lục. Tuy nhiên, cho đến nay mới có 3,6 triệu tấn hạn ngạch được cấp cho việc nhập khẩu gạo.
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này