Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
Tin mới
16:24
WHO tính hủy bỏ báo cáo điều tra về nguồn gốc Covid-19 ở Trung Quốc?
16:16
Người Mỹ ngày càng có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc
15:55
TP.HCM có 44.175 người thuộc danh sách được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19
11:04
EU buộc tội Apple bóp méo cạnh tranh trong thị trường nhạc trực tuyến
11:01
Lò mổ lớn nhất đóng cửa, Campuchia chuẩn bị cấm bán thịt chó
10:58
Ấn Độ áp luật mới lên Facebook, Twitter và YouTube
10:20
‘Sốt đất’ ảo vì dự án sân bay
10:03
Ý kiến trái chiều về đề xuất đại lộ ven sông Sài Gòn
09:52
Ngân hàng rao bán loạt bất động sản ngàn tỷ
15:51
Đề xuất cấp ‘chứng nhận tiêm chủng ngừa Covid-19’ chung cho ASEAN
15:32
Du lịch trong nước ‘rục rịch’ tái khởi động
15:26
Lithuania mở văn phòng tại Đài Loan, ‘cửa ngõ châu Âu’ thu hẹp với Trung Quốc?
15:22
Phát hiện 2 biến thể virus SARS-CoV-2 từ Anh vào Việt Nam
10:58
Bộ GD-ĐT giải thích thông tin tiếng Hàn là ngoại ngữ ‘bắt buộc’
10:36
Trung Quốc phủ nhận chuyện làm ngoại giao vắc xin
10:30
Một căn hộ ở Hong Kong lập kỷ lục với giá cho thuê 2 triệu USD/năm
10:22
TP.HCM: Sức mua sụt giảm mạnh
10:09
Covid-19 có thể tiêu tốn của Trung Quốc 417 tỷ USD vào năm 2021
10:04
Triển khai kế hoạch thu phí cảng biển tại TP.HCM
09:39
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường: cơ hội để ‘thay máu’?
Bản tin thị trường
10:13
Nhà đầu tư rời bỏ Myanmar, chuyển hướng đến Việt Nam và Campuchia?
09:46
Đài Loan thần tốc hóa giải cú ‘boom hàng’ triệu đô của Trung Quốc
08:53
Nhiều công ty Nhật Bản dời xưởng từ Trung Quốc sang Indonesia
09:45
Mỹ giữ vững vị trí bạn hàng lớn nhất của nông sản Việt
12:25
Các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ các dự án điện than
10:44
Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Bản tin thị trường
2021/03/05 - 5:22:33 PM

09:44 - 28/01/2021

Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết

Chỉ còn đúng hai tuần nữa, nhiều nước châu Á sẽ đón mừng Tết âm lịch. Lì xì điện tử hay số hóa các món quà mừng Tết đang được xem một số nước xem là cách thức mừng năm mới an toàn, nhưng vẫn giữ được cái hồn của ngày Tết.

Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) đang kêu gọi sử dụng tiền mừng tuổi điện tử như là “trạng thái bình thường mới” giữa mùa dịch – Ảnh: WSJ.

Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) đang kêu gọi sử dụng tiền mừng tuổi điện tử như là “trạng thái bình thường mới” giữa mùa dịch. MAS hy vọng tiền lì xì qua kênh số hóa có thể giúp tránh được tập trung đông người vào dịp Tết, cũng như tốt cho môi trường vì giảm in tiền mới. Cùng với ngân hàng trung ương, 6 ngân hàng thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Singapore sẽ cung cấp dịch vụ tiền điện tử để lì xì thông qua Paynow – dịch vụ cho phép người dùng chuyển tiền giữa các ngân hàng bằng số điện thoại di dộng. Khách hàng cũng có thể gửi thêm tin nhắn khi chuyển tiền.

Không chỉ lì xì Tết, MAS cũng đang làm việc với Hiệp hội Ngân hàng Singapore để khuyến khích fintech phát triển các giải pháp quà tặng số khác. MAS tin rằng số hóa là chìa khóa cho phát triển trung và dài hạn của Singapore.

Với 20% dân số là người gốc Hoa, quốc gia láng giềng Malaysia cũng có xu hướng số hóa quà tặng Tết tương tự như ở Singapore. Các nhà phân tích nói rằng tiền lì xì điện tử sẽ là giải pháp được ưa chuộng khi các hạn chế đi lại rất nghiêm ngặt được ban bố kể từ ngày 12/1.

Trong khi đó, cuộc di cư lớn nhất thế giới hàng năm sắp diễn ra ở Trung Quốc trong 40 ngày tới khi dòng người từ các thành phố lớn đổ về nông thôn. Apple cùng các hãng công nghệ lớn của phương Tây lẫn Trung Quốc đã khuyến khích nhân viên ở lại thành phố, không về quê. Các hãng đang lo ngại các đợt phong tỏa mới do dịch bùng phát sẽ khiến nhân viên và công nhân ở họ bị kẹt ở quê nhà trong nhiều tháng như Tết 2020, khiến sản xuất bị đình trệ. Hình thức lì xì điện tử đã được người dùng WeChat Pay và AliPay sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc trong nhiều năm qua. Dự kiến năm nay, hình thức này sẽ tăng mạnh so với trước.

Số hóa tiền lì xì hay quà Tết không chỉ là biện pháp để đối phó với dịch Covid-19, mà còn mang lại hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế các nước đang chống chọi với dịch bệnh. Một phong tục mới không quá câu nệ những món quà cụ thể, vật lý đang dần bén rễ ở nhiều nước châu Á.

1/ Giá vàng miếng SJC ở mức 56- 56,5 triệu đồng/lượng, quay đầu giảm 150.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, chênh lệch hai đầu vẫn ở mức 500.000 đồng mỗi lượng. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng trên sàn Kitco hiện đang được giao dịch ở mức 1847,3 USD/ounce, giảm 8,9 USD, tương đương 0,48% so với chốt phiên trước. Theo giới phân tích, giá vàng đi xuống khi đồng USD tiếp tục tăng  lên ngưỡng cao nhất trong một tuần và lo ngại về việc gói kích thích kinh tế của Mỹ không dễ dàng được thông qua đã làm giảm tính hấp dẫn của vàng.\

2/ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang đã ký bản ghi nhớ hợp tác với Công ty TNHH dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời thuộc Tập đoàn Lộc Trời. Theo đó, trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh An Giang sẽ thành lập mới ít nhất 26 hợp tác xã nông nghiệp để thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, có sự tham gia góp vốn và điều hành của Lộc Trời. Tập đoàn này dự kiến thực hiện liên kết với diện tích khoảng 90.000ha, gồm: 20.000ha vụ đông xuân 2020-2021, 50.000ha vụ hè thu 2021 và 20.000ha vụ thu đông 2021. Đồng thời, ưu tiên hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung khoảng 500ha/vùng theo hướng làm điểm để nhân rộng.

3/ Những tấn gạo thơm Việt Nam đầu tiên nhập khẩu vào Anh theo hiệp định tự do thương mại Anh- Việt Nam (UKVFTA) đã được bán trên thị trường nước này. Hiện tại, Anh đang áp dụng mức thuế nhập khẩu gạo thơm (jasmine) là 17, 4%. Tuy nhiên, theo UKVFTA, gạo thơm Việt Nam chất lượng cao vào thị trường Anh được miễn thuế nhập khẩu, giúp gạo Việt Nam có sức cạnh tranh tốt với các đối thủ khác, như Thái Lan chẳng hạn. Theo dự báo của Tham tán Thương mại Việt Nam tại Anh, nhờ UKVFTA, mà xuất khẩu gạo thơm Việt Nam vào thị trường Anh năm 2021 sẽ tăng gấp cả chục lần so với năm 2020. Lô hàng 60 tấn gạo thơm thượng hạng được doanh nghiệp Long Dan tại Anh nhập từ Vinaseed hiện đã bày bán tại chuỗi siêu thị Long Dan.

Siêu thị Long Dan tại London.

4/ Đầu năm 2021, làng hoa Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp đã sản xuất hơn 3 triệu giỏ hoa các loại; trong đó có hơn 250.000 giỏ hoa cúc mâm xôi. Hoa cúc mâm xôi hiện nay bán với giá rất cao từ 80.000 – 100.000 đồng/giỏ. Bình quân người trồng 1.000 giỏ hoa cúc mâm xôi thu lãi từ 30-50 triệu đồng. Hiện nay, vùng trồng cúc mâm xôi ở làng hoa Sa Đéc đang được thương lái từ các tỉnh đến đặt cọc mua hàng. Một số diện tích hoa nở sớm đã được giao cho thương lái phục vụ thị trường các tỉnh miền Trung. Theo nhiều bà con trồng cúc mâm xôi, năm nay thời tiết khá thuận lợi nên đa số các ruộng cúc mâm xôi ở làng hoa Sa Đéc đều nở đúng vào dịp Tết. Riêng vụ hoa Tết năm nay bà con tập trung trồng các giống hoa mới lạ để tạo sức hút trong thị trường. Đặc biệt, huyện phối hợp với Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp lai tạo và cung ứng các giống cây mới và sạch bệnh.

5/ Theo Nikkei Asia, hãng sản xuất chip Intel của Mỹ sẽ đầu tư thêm 475 triệu USD vào phát triển hệ thống nhà máy tại Việt Nam. Đơn vị nhận đầu tư trực tiếp là Intel Products Việt Nam (IPV) – nhà máy lắp ráp và kiểm định có quy mô phòng sạch – lớn nhất trong hệ thống Intel toàn cầu. Với nguồn tiền đầu tư nhận được tăng thêm đến 50%, Intel Products Việt Nam sẽ tăng cường sản xuất các sản phẩm 5G cũng như chip lõi. Trước đó, tập đoàn Intel đã đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng cơ sở sản xuất thử nghiệm và lắp ráp chip tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn (SHTP). Như vậy tính từ khi bắt đầu vào hoạt động tại Việt Nam vào năm 2006 đến nay, tập đoàn điện tử từ Mỹ đã đầu tư tổng cộng gần 1,5 tỷ USD vào thị trường Việt Nam.

6/ Hoạt động sản xuất máy tính bảng iPad sẽ được bắt đầu tại Việt Nam ngay từ giữa năm nay.  Như vậy đây sẽ là lần đầu tiên hãng sản xuất máy tính bảng lớn nhất thế giới sản xuất số lượng lớn thiết bị này bên ngoài Trung Quốc. Apple cũng đang đẩy mạnh sản xuất điện thoại iPhone tại Ấn Độ, địa điểm sản xuất lớn thứ 2 thế giới của loại thiết bị này.  Cùng lúc đó, điện thoại iPhone 12, dòng điện thoại 5G đầu tiên của hãng, cũng sẽ được sản xuất tại Ấn Độ ngay từ quý đầu của năm nay. Tại Việt Nam, Apple đang đa dạng hóa các nhà cung cấp nhằm mở rộng hoạt động sản xuất loa thông minh HomePod, dòng loa thông minh vận hành bằng giọng nói. Thiết bị này đã được sản xuất tại Việt Nam từ khi nó được giới thiệu ra thị trường vào năm ngoái.

7/ Hãng công nghệ hàng đầu thế giới Microsoft công bố báo cáo lợi nhuận tăng mạnh trong quý 4/2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tạo đà cho xu hướng làm việc, giải trí và giao lưu thông qua các dịch vụ được lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây. Theo bản cập nhật báo cáo kinh doanh mới nhất của Microsoft, trong quý 4/2020 hãng này đạt tổng doanh thu 43,1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2019. trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, doanh số từ các dòng sản phẩm cho máy tính và cá nhân được quan tâm như Windows, Surface và Xbox đạt 15,1 tỷ USD, tăng 14%. Trong đó, riêng nội dung và dịch vụ cung cấp cho thiết bị trò chơi Xbox của hãng chiếm tới 40% doanh thu và tăng 38% về giá trị thực tế. Doanh số trò chơi video, giải trí và phụ kiện kèm theo đã đạt mức cao kỷ lục tại Mỹ trong năm 2020 khi người dân phải ở nhà để phòng dịch Covid-19.

8/ Hạ viện Nhật Bản đã thông qua gói ngân sách bổ sung thứ ba trong tài khóa 2020 (kết thúc vào cuối tháng 3/2021) có giá trị lên đến 21.835,3 tỷ yen (khoảng 210 tỷ USD). Gói ngân sách bổ sung lần ba chủ yếu tập trung cho chính sách khôi phục nền kinh tế Nhật Bản đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Theo đó, 19.176,1 tỷ yen sẽ được dùng để triển khai các chính sách kinh tế bổ sung, với 1.300 tỷ yen để chi trả “khoản tiền hỗ trợ khẩn cấp” nhằm tăng cường hệ thống y tế, 1.030 tỷ yen để kéo dài thời hạn triển khai chiến dịch kích cầu du lịch “Go To Travel” và 2.260 tỷ yen để triển khai chính sách tăng cường năng lực phòng chống thảm họa như xây dựng, cải tạo các cơ sở hạ tầng xuống cấp, ngăn chặn thiệt hại do bão, lũ…

9/ Hãng nước giải khát PepsiCo và hãng thịt nhân tạo Beyond Meat sẽ thành lập liên doanh có tên là “The Planet Partnership” chuyên về thực phẩm và đồ uống được làm từ protein có nguồn gốc thực vật. Trong thông cáo chung, Giám đốc thương mại Ram Krishnan của PepsiCo nói các sản phẩm từ protein có nguồn gốc thực vật là cơ hội phát triển của liên doanh The Planet Partnership. Việc kinh doanh các sản phẩm này là  bước đi mới trong nỗ lực xây dựng hệ thống thực phẩm bền vững hơn nữa.

Sau khi kế hoạch hợp tác được công bố, giá cổ phiếu của PepsiCo tăng 1%, riêng giá cổ phiếu của Beyond Meat tăng đến 18%. Cả hai hãng đều đạt mức tăng trưởng doanh số bán hàng cao trong năm vừa rồi.

10/ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã bày tỏ lạc quan về tình hình kinh tế thế giới năm 2021, theo đó dự kiến kinh tế toàn cầu tăng trưởng 5,5% trong năm nay, cao hơn 0,3% so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2020. Trong buổi họp báo trực tuyến công bố báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới, nhà kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath cũng dự báo GDP toàn cầu sẽ tăng 4,2% vào năm 2022. Theo bà Gopinath, phần lớn sự phục hồi kinh tế hiện nay phụ thuộc vào kết quả của “cuộc đua” giữa những biến thể mới của Covid-19 và vaccine nhằm chấm dứt đại dịch, cũng như khả năng của các chính sách hỗ trợ hiệu quả. Theo nhà kinh tế hàng đầu của IMF, đại dịch Covid-19 dự kiến sẽ khiến GDP toàn cầu từ năm 2020 đến năm 2025 mất 22.000 tỷ USD.

Ricky Hồ – Lê Hiếu/BSA

Có thể bạn quan tâm

Nhiều công ty Nhật Bản dời xưởng từ Trung Quốc sang Indonesia

Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?

Doanh nghiệp Việt bán hàng trên Amazon chỉ để làm thương hiệu?

Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách

Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:số hóa tiền mừng tuổi

Tin khác

Nhà đầu tư rời bỏ Myanmar, chuyển hướng đến Việt Nam và Campuchia?

Nhà đầu tư rời bỏ Myanmar, chuyển hướng đến Việt Nam và Campuchia?

Đài Loan thần tốc hóa giải cú ‘boom hàng’ triệu đô của Trung Quốc

Đài Loan thần tốc hóa giải cú ‘boom hàng’ triệu đô của Trung Quốc

Nhiều công ty Nhật Bản dời xưởng từ Trung Quốc sang Indonesia

Nhiều công ty Nhật Bản dời xưởng từ Trung Quốc sang Indonesia

Các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ các dự án điện than

Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước

Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19

Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm

Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA