Samsung công bố 'chiến lược đầu tư sống còn' cho mảng công nghệ cốt lõi
Tin mới
22:25
Nỗi lo từ căn hộ trống ở Trung Quốc
22:21
Đức cấp lại thị thực cho hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam
22:15
Chính thức mở bán vé máy bay Tết, giá giảm nhẹ
22:12
Người Việt Nam sở hữu tiền số đứng thứ 11 trên thế giới
22:06
Giá cà phê tăng mạnh nhưng nông dân không còn hàng để bán
21:59
Thị trường địa ốc ‘lành ít dữ nhiều’
21:55
Lãi suất huy động vào guồng tăng
21:52
Lạm phát Mỹ đạt đỉnh, rồi sao nữa?
13:49
Tước giấy phép của 7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu
13:41
Kinh tế Nga suy giảm mạnh trong quý 2/2022
13:33
Quỹ ‘nuốt hết’ mức giảm giá xăng dầu
13:27
Bãi bỏ quy định về tính tỷ lệ nội địa hóa ôtô từ ngày 1/10
10:44
Việt Nam lên tiếng việc Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế với ống thép
10:37
Tiền lại đổ mạnh vào chứng khoán
10:34
Bộ Y tế: Chưa tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ dưới 5 tuổi
10:24
Tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt và ‘bêu tên’ trên truyền thông
10:19
Lạm phát giảm nhẹ, FED vẫn tiếp tục tăng lãi suất?
10:16
Mỹ ra quyết định bước ngoặt về Covid-19
10:11
Tiếp cận vốn vay ngân hàng không dễ
10:06
Món Việt tìm cách vào bếp Âu
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Bản tin thị trường
2022/08/15 - 11:16:51 PM

11:20 - 25/08/2021

Samsung công bố ‘chiến lược đầu tư sống còn’ cho mảng công nghệ cốt lõi

Tập đoàn Samsung sẽ đầu tư 240.000 tỷ won, tương đương 206 tỷ USD, trong vòng ba năm tới để mở rộng hoạt động trong mảng dược sinh học, trí tuệ nhân tạo (AI), chất bán dẫn và tự động hóa – thông cáo của Samsung Electrics hôm 24/8 viết.

Samsung công bố “chiến lược đầu tư sống còn” hơn 206 tỷ USD cho mảng công nghệ cốt lõi.

Samsung Electrics – viên ngọc quý hay nền tảng phát triển chính của tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc – nói rằng vốn đầu tư sẽ trải đều từ nay đến hết năm 2023, nhằm giúp tập đoàn củng cố vị thế toàn cầu trong những ngành công nghệ cốt lõi như chế tạo chip. Trong khi đó, Samsung sẽ tìm kiếm các cơ hội phát triển mới ở các lĩnh vực như tự động hóa hay công nghệ viễn thông thế hệ mới.

Samsung Electronics cũng là hãng chế tạo chip nhớ hàng đầu thế giới. Hãng này đang có kế hoạch củng cố công nghệ và vị thế dẫn đầu thị trường thông qua các hoạt động sáp nhập và mua bán công ty. Hãng đã không cung cấp số liệu về khoản đầu tư cho các hoạt động này.

Samsung Electronics cũng không nói con số khổng lồ 206 tỷ USD đã bao gồm khoản đầu tư 17 tỷ USD mà hãng này nói sẽ đầu tư cho nhà máy chip mới ở Mỹ.

Kế hoạch hiện tại lớn hơn chiến lược Samsung công bố vào năm 2018. Tập đoàn quyết định đầu tư lớn để giữ vững vai trò “cánh chim đầu đàn”, đặc biệt “trong các tình huống khẩn cấp” tại quê nhà hay nước ngoài.

“Công nghiệp chip là vùng đệm an toàn cho nền kinh tế Hàn Quốc… Khoản đầu tư lớn là chiến lược sống còn trong bối cảnh một khi chúng ta mất thế mạnh cạnh tranh, chúng ta không thể nào đảo ngược hay làm lại nữa”, thông cáo của Samsung Electronics

Các đối thủ trong ngành chip của Samsung như TSMC của Đài Loan và Intel của Mỹ cũng đang tăng tốc đầu tư số tiền khủng trong bối cảnh cạnh tranh chip công nghệ cao ngày càng gay gắt và thế giới đang thiếu hụt chip.

Tập đoàn Samsung có 59 công ty với tổng tài sản trị giá 457.000 tỷ won, tức hơn 391 tỷ USD – theo số liệu của Ủy ban công bằng thương mại Hàn Quốc (FTC). Kế hoạch đầu tư khủng lần này được công bố chỉ một tuần sau khi Jay Lee – người thừa kế chính thức của tập đoàn – được bảo lãnh tại ngoại và tiếp quản quyền điều hành tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc.

Theo Korea Times, Samsung Electronics lo ngại không thể đáp ứng thời hạn giao các đơn hàng điện tử gia dụng từ Việt Nam cho thị trường Mỹ trong dịp Black Friday – lễ hội mua sắm lớn nhất thế giới vào tháng 11 sắp tới. Nhà máy của Samsung tại Khu công nghệ Sài Gòn (SHTP) sản xuất TV, tủ lạnh, máy giặt và máy hút bụi cho các thị trường Đông Nam Á, châu Âu và Mỹ. Samsung cũng nói rằng các đợt dịch trong tháng 5 vừa rồi tại Bắc Ninh và Thái Nguyên khiến Samsung bị đối thủ Xiaomi của Trung Quốc qua mặt, giành vị trí hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong tháng 6/2021. Hiện sản xuất của tập đoàn ở hai nơi này đã khôi phục. Nhà máy của Samsung Electronics tại SHTP có 7.000 lao động và hiện hoạt động chỉ 30-40% năng lực. Samsung nói đóng cửa hoàn toàn nhà máy này do tác động của Covid, họ thiệt hại mỗi ngày 17 tỷ won, khoảng 14,5 triệu USD.

1/ Giá vàng miếng SJC hiện đang ở mức 56,5 – 57,2 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, chênh lệch vẫn 700.000 đồng. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng giao dịch trên sàn Kitco đang ở mức 1.802,5 USD/ounce, tăng tới 21,8 USD, tương đương 1,22% so với chốt phiên trước. Theo chuyên gia phân tích tại quỹ Zaner Metals nhận xét, việc đồng USD giảm giá và tâm lý chuộng rủi ro tăng lên đang giúp đẩy cao giá vàng và nhiều loại kim loại khác.

2/ Trong nửa đầu năm 2021, sản lượng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Australia đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là hàng nông sản. So với cùng kỳ năm trước, lượng hàng rau quả Việt Nam nhập khẩu vào Australia trong giai đoạn từ tháng 1-7/2021 tăng 45,06% và đạt 46,5 triệu USD. Theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 6/2021, xuất khẩu thanh long, một trong bốn loại quả tươi của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Australia, tăng hơn 84% so với cùng kỳ năm trước và đạt gần 29 triệu USD. Một loại quả khác là xoài tươi cũng tăng trưởng hơn 8%, đạt giá trị xuất khẩu gần 4,4 triệu USD, dù đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ xoài Thái Lan và Trung Quốc. Quả nhãn cũng ghi dấu ấn mạnh mẽ với lượng xuất khẩu vào thị trường Australia từ đầu năm đến nay tăng hơn 133,97% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, quả vải cũng tiếp tục là mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam.

Sự kiện quảng bá vải Việt Nam tại thành phố Perth, bang Tây Australia.

3/ Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi tăng trưởng cao trong tháng 4, thì giờ đây tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã ngày càng trở nên chậm lại. Theo đó, tình trạng xuất khẩu cá ngừ đã có xu hưởng giảm trên tất cả các thị trường chính mấy tháng gần đây và dự báo sẽ tiếp tục sụt giảm trong các tháng cuối năm. Được biết, các doanh nghiệp cá ngừ hiện vẫn đang cố gắng để có thể duy trì hoạt động sản xuất nhờ vào nguồn nguyên liệu tồn kho. Tuy nhiên, tác động của các biện pháp phòng chống dịch bệnh, cộng với nguồn cung nguyên liệu đang khó khăn, nếu tình trạng này kéo dài thì hoạt động của doanh nghiệp khó có thể duy trì và dự kiến xuất khẩu cá ngừ sẽ sụt giảm vào các tháng cuối năm. Theo VASEP, có rất ít các doanh nghiệp cá ngừ đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ” và số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50%. Công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40-50% so với trước đây.

4/ Chưa khi nào mà thủ phủ sầu riêng Đắk Lắk lại rơi vào thảm cảnh giá giảm sâu nhưng lại gặp khó trong tiêu thụ như hiện nay. Mặc dù trước đó không lâu, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh này đã tự tin khẳng định giá sầu riêng ở mức 40 ngàn đồng/kg và đang tăng từng ngày. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết tổng sản lượng sầu riêng trên địa bàn ước đạt khoảng 40-45 ngàn tấn, thậm chí có thể lên 50 ngàn tấn do được mùa. Hiện tại, sầu riêng được bán ở mức giá 32-37 ngàn đồng/kg. Được biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc xuất khẩu quả tươi gặp khó khăn; phần lớn đang sơ chế, cấp đông. Hình thức này cũng chỉ tiêu thụ được khoảng 30% sản lượng sầu riêng trên địa bàn. Thương lái, doanh nghiệp thu mua sầu riêng đến địa bàn rất ít.

5/ Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đưa vào vận hành Viettel Innovation Lab. Đây là phòng thí nghiệm về các công nghệ 4.0 hoàn chỉnh và hiện đại nhất Đông Nam Á được đặt tại Hà Nội và TP. HCM. Với việc ra mắt Viettel Innovation lab, Viettel trở thành là nhà cung cấp viễn thông thứ 23 trên thế giới triển khai đồng thời cả mạng lưới và Lab về 5G, IoT. Theo Hiệp hội các nhà khai thác di động toàn cầu (GSMA), Viettel Innovation Lab đạt mức độ cao nhất của của phòng thí nghiệm tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm hạ tầng kết nối (vô tuyến, mạng lõi), trang thiết bị (bộ kit phát triển) và môi trường phát triển ứng dụng (nền tảng platform, máy chủ server).

6/ Theo khảo sát của Hurun Research (Trung Quốc), trên cơ sở phân tích dữ liệu của các công ty đại chúng từ 1/12/2020 đến ngày 15/7/2021, nhờ việc lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số phát triển mạnh trong mùa dịch đã đẩy vốn hóa 500 công ty tư nhân lớn nhất thế giới tăng hơn 40% so với 2 năm trước. Theo đó, vốn hóa 500 công ty hàng đầu đã tăng hơn 100.000 tỷ nhân dân tệ (hơn 15.400 tỷ USD) so với trước đại dịch. Trong đó, Apple hiện là công ty giá trị nhất thế giới, tăng 15% lên 2.400 tỷ USD. Công ty này cùng với Microsoft, Amazon và Alphabet tạo thành bộ tứ “World’s Big 4”, có giá trị vốn hóa tăng thêm tổng cộng 4.000 tỷ USD, lên 8.000 tỷ USD, chiếm 14% trong số 500 công ty giá trị nhất của Hurun Global 2021. Ngoài ra, 2 công ty có vốn hóa tăng ấn tượng nhất kể từ khi Covid-19 lần đầu tiên xuất hiện vào đầu 2020 là NIO và Moderna.

7/ Theo China Securities Journal, đồng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc, hay còn gọi là đồng e-CNY, đã lần đầu tiên được sử dụng cho các giao dịch trên thị trường kỳ hạn trong nước. Theo đó, Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) đã sử dụng e-CNY để thanh toán phí lưu trữ cho một nhà kho giao hàng, với sự hỗ trợ của các chi nhánh địa phương của hai ngân hàng Bank of Communications và Bank of China. Được biết, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện thử nghiệm đồng e-CNY ở nhiều thành phố kể từ cuối năm 2019, với sự tham gia của sàn Đại Liên vào tháng 11/2020. Tính đến ngày 30/6 năm nay, đồng e-CNY đã được ứng dụng trong hơn 1,32 triệu trường hợp, trong đó có thanh toán dịch vụ điện nước, mua sắm và dịch vụ chính phủ.

8/ Theo Nikkei Asia, các đợt bùng dịch khắp khu vực Đông Nam Á đã tạo ra làn sóng cắt giảm sản lượng tại các doanh nghiệp xe hơi lớn trong khu vực, tác động dây chuyền sẽ không chỉ giới hạn trong Đông Nam Á mà còn ra khắp cả khu vực. Theo đó, nhiều công ty cung cấp phụ tùng xe hơi Nhật như Sumitomo Electric Industries, Yazaki và Furukawa Electric đã buộc phải tạm ngưng một số nhà máy ở Việt Nam. Được biết, khu vực Đông Nam Á hiện là trung tâm sản xuất chính của ngành xe hơi Nhật. Đông Nam Á là nơi tập trung khoảng 30% nhà máy sản xuất cung cấp cho các hãng xe hơi Nhật, tỷ lệ này cao hơn so với bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Sản lượng xe hơi được dự báo sẽ giảm từ 30.000 đến 40.000 chiếc trong tháng 8 và tháng 9/2021, với sản lượng xe ước tính giảm từ 19% đến 25% trong năm nay.

9/ Giá của đồng tiền mã hóa hàng đầu Bitcoin (BTC) đã chạm mốc 50.000 USD/BTC vào và đạt mức cao nhất trong hơn 3 tháng qua. Trước đó, Bitcoin đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là gần 65.000 USD/BTC vào tháng 4, nhưng bị bán tháo mạnh từ cuối tháng 5, thậm chí có lúc giảm xuống dưới 30.000 USD. Một trong những lý do chính khiến giá Bitcoin suy giảm mạnh là do các cơ quan quản lý Trung Quốc tích cực đổi mới sự giám sát theo quy định của pháp luật, buộc các hoạt động khai thác Bitcoin phải đóng cửa và chuyển đi nơi khác. Nhưng kể từ giữa tháng 7, Bitcoin đã có động thái tăng giá chậm nhưng ổn định. Trong những ngày gần đây, xuất hiện hai thông báo quan trọng mang tính tích cực đối với không gian tiền điện tử đó là việc Coinbase cho biết sẽ mua 500 triệu USD tiền điện tử trên bảng cân đối kế toán của mình và phân bổ 10% lợi nhuận vào danh mục tài sản tiền điện tử; và PayPal sẽ cung cấp dịch vụ tiền điện tử cho khách hàng ở Vương quốc Anh.

10/ Tập đoàn dược phẩm khổng lồ Mỹ Pfizer đã thông báo sẽ mua Trillium Therapeutics, nhà phát triển thuốc điều trị ung thư máu của Canada với giá 2,26 tỷ USD. Pfizer dự kiến sẽ trả 18,50 USD/cổ phiếu của Trillium Therapeutics, cao gấp ba lần mức giá đóng cửa 6,09 USD/cổ phiếu của Trillium vào ngày 20/8 vừa qua. Năm ngoái, Pfizer cũng đã đầu tư 25 triệu USD vào Trillium để thu về 2,3 triệu cổ phiếu. Được biết, thương vụ Pfizer mua Trillium Therapeutics sẽ là thỏa thuận lớn thứ hai đối với một công ty công nghệ sinh học của Canada, sau khi Shire Pharmaceuticals Group PLC cách đây 20 năm đã mua nhà phát triển thuốc điều trị AIDS, BioChem Pharma với giá 5,9 tỷ USD. Pfizer hiện là một trong những tập đoàn dược phẩm có giá trị nhất thế giới và đã trở thành cái tên quen thuộc trong năm qua khi cùng BioNTech phát triển vaccine phòng Covid-19.

Theo Ricky Hồ – Lê Hiếu/BSA

Có thể bạn quan tâm

PepsiCo trồng khoai tây ở Tây Nguyên

Kịch bản nào cho mở cửa biên giới, tái kích hoạt hàng không và du lịch?

Grab chính thức lên sàn Nasdaq ngày 2/12

Nông sản Việt vào cửa hàng thời trang Uniqlo

Chính sách chống dịch Covid cản đường hồi phục hàng không châu Á

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chiến lược đầu tư sống còndược sinh họcSamsungtrí tuệ nhân tạo

Tin khác

Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á

Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á

Giá tiêu tăng trở lại

Giá tiêu tăng trở lại

Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê

Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê

Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng

Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc

Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023

Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5

BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA