Mở rộng ở nước ngoài, doanh nghiệp Nhật Bản lại e ngại đầu tư trong nước
Tin mới
16:09
Chuyện mẫu chai ‘không thể sao chép’ của Coca-Cola
15:51
Quỹ Công nghệ của VinaCapital rót 1 triệu USD vào startup nông nghiệp Việt
15:47
Kinh tế toàn cầu tốt hơn dự đoán
15:27
Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân
12:25
Góc nhìn chưa hoàn chỉnh của cơ quan quản lý về trái phiếu doanh nghiệp
12:20
Tránh những ‘cú phanh gấp’
12:15
Vietnam Airlines muốn bán công ty nhiên liệu hàng không Skypec
09:08
Khó dự báo nguồn cung dầu trong năm 2023
09:05
Tháo gỡ phải triệt để
09:01
Áp lực giải ngân 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công
08:48
Năm 2023, doanh nghiệp vẫn gặp thách thức lớn về vốn
12:07
Giải cứu bất động sản: vẫn là ‘câu chuyện dòng tiền’
11:52
Moody’s: Châu Á – Thái Bình Dương đã qua đỉnh lạm phát
11:48
Xuất khẩu dược liệu sang thị trường Trung Quốc phải đăng ký
20:54
Chuyến hàng khai xuân của văn phòng phẩm Thuận Nam
12:00
Thị trường khởi sắc nhưng nguy cơ vẫn còn
11:54
Vietjet kiến nghị cho phụ thu xăng dầu, bỏ giá trần để ‘tăng nội lực’
11:50
Thu hồi giấy phép của 6 thương nhân phân phối xăng dầu
10:00
TP.HCM không có bất động sản ‘tồn kho’
09:56
Thời của dầu ăn đã qua sử dụng
Bản tin thị trường
12:18
Vàng SJC tăng giá chiều bán, giảm chiều mua
11:57
Vàng nhẫn 24K rớt gần cả triệu đồng một lượng
12:07
Mỹ điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao của Việt Nam
11:37
Giá vàng rơi thẳng đứng trước sức ép của đồng USD
07:22
USD tự do duy trì mức thấp hơn các ngân hàng trong nhiều ngày liền
11:59
Giá bán vàng SJC giảm mạnh sau ngày Vía Thần tài
10:23
Ngày Vía Thần tài, chênh lệch giá mua-bán vàng miếng SJC lên mức 1,4 triệu đồng
10:54
Vàng SJC giảm mạnh sát ngày Vía Thần tài
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Bản tin thị trường
2023/02/06 - 11:23:08 PM

09:33 - 10/12/2021

Mở rộng ở nước ngoài, doanh nghiệp Nhật Bản lại e ngại đầu tư trong nước

Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tránh đầu tư vào nhà xưởng hay thiết bị trong nước bởi e ngại khả năng thừa mứa nguồn cung. Chuyến hướng đầu tư ra nước ngoài khiến vốn đầu tư trong nước vì thế mà ảm đạm, kéo theo đà tăng trưởng giảm sút ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Tăng trưởng kinh tế ở Nhật Bản khá trầm lắng, khiến nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vốn ra nước ngoài hơn là đầu tư nhà xưởng và thiết bị trong nước. Đồ họa: Nikkei Asia.

Dự trữ vốn sản xuất của quốc gia – hoặc tổng giá trị của tất cả các cơ sở sản xuất và thiết bị do các công ty tư nhân nắm giữ được đánh giá bằng cách sử dụng hồ sơ hiệu quả làm việc theo tuổi tác và mô hình nghỉ hưu – đã tăng ít hơn 10% trong hai thập niên qua. Theo dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), con số thua xa mức tăng 50% ở Mỹ và 60% ở Anh.

Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm chỉ 0,8% trong giai đoạn 2001-2019 ngay trước khi Covid bùng phát. Tốc độ này ở Mỹ là 2,1% và ở Anh là 1,8%.

Kyoji Fukao, giáo sư danh dự tại Đại học Hitotsubashi ở Tokyo, đánh giá: “Sự trì trệ của chi tiêu đầu tư trong nước là một yếu tố lớn làm tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trở nên trầm lắng”. Vấn đề này được xem những vấn đề nhức nhối hàng đầu trong thời gian dài, vượt qua cả chuyện lão hóa dân số và quy mô dân số ngày càng giảm ở Nhật Bản.

Giáo sư Fukao nói rằng sự ra đời của thiết bị và phần mềm mới có thể thúc đẩy năng suất và kinh tế tăng trưởng. Trong số 5 nền kinh tế phát triển lớn, ông ước tính Nhật Bản là nước duy nhất có tốc độ tăng trưởng vốn thực tế giảm so với tốc độ lý thuyết.

Chi tiêu vốn trong nước trên đà suy giảm bất chấp thu nhập ngày càng cao của nhiều công ty Nhật Bản. Dữ liệu do Bộ Tài chính tổng hợp cho thấy: Lợi nhuận trước thuế cao nhất được ghi nhận là 84.000 tỷ yen (745 tỉ đô la), tăng 73% so với tài khóa 2012 khi cựu Thủ tướng Shinzo Abe bắt đầu thực hiện các cải cách được gọi là Abenomics (chính sách kinh tế của ông Abe). Trong khi đó, đầu tư vào nhà máy và thiết bị chỉ tăng 42%.

Bên cạnh đó, nguồn cung lao động tăng ở Nhật Bản trong những năm 2010 bất chấp quy mô dân số thu hẹp, với số lượng lao động trong biên chế tăng 3,78 triệu người trong thập niên qua. Đặc biệt, việc làm cho phụ nữ và những người từ 65 tuổi trở lên cũng gia tăng.

“Các công ty có thể đã tăng sử dụng số lao động rẻ tiền, kỹ năng thấp. Họ cũng trì hoãn đâu tư vào robot để tiết kiệm nhân công bởi vốn đầu tư công nghệ có thể cao hơn hiệu quả thật sự trong giai đoạn đầu”, giáo sư Fukao nói.

Đầu tư vào nguồn nhân lực – chẳng hạn như chi cho các chương trình giáo dục và đào tạo – cũng bị đình trệ. Tỷ lệ đầu tư vào vốn con người trên giá trị gia tăng do doanh nghiệp tạo ra chỉ là 3% ở Nhật Bản, so với 9% ở Anh và 7% ở Mỹ – theo OECD. Điều đó có thể cho thấy các công ty Nhật Bản “ít sẵn sàng chi tiêu cho con người và hàng hóa để tăng trưởng”.

Vốn đầu tư trong nước của Nhật Bản tăng trưởng rất thấp khi so với bốn nền kinh tế tiên tiến Đức, Pháp, Mỹ và Anh. Nguồn: OECD.

Bóng ma quá khứ ám ảnh

Nhưng nguồn cung lao động ổn định có vẻ sớm hay muộn sẽ cạn kiệt khi dân số thu hẹp. Một đất nước Nhật Bản “công nghệ cao” đồng nghĩa với quá trình tự động hóa và các nỗ lực tiết kiệm lao động khác được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhiều quốc gia khác. Tuy vậy, nhiều công ty của xứ hoa anh đào lại do dự. Bởi họ vẫn bị những ký ức của quá khứ ám ảnh.

Sau khi “bong bóng kinh tế” bị vỡ trong thập niên 1990, các công ty Nhật buộc phải tái cơ cấu nghiêm ngặt khi đối mặt với tình trạng dư thừa thiết bị, dư dôi nhân công và khối nợ khủng. Nhiều người vẫn còn lo sợ về tình trạng thừa mứa năng lực hay công suất.

Và các công ty Nhật Bản đã chi tiêu mạnh mẽ ở nước ngoài, với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đạt 28.000 tỷ yen trong năm 2019, tăng bốn lần so với đúng 10 năm trước đó. Vốn đầu tư ra nước ngoài vẫn tăng vọt trong hai năm Covid hoành hành.

Hitachi đã mua lại công ty công nghệ thông tin hàng đầu GlobalLogic của Mỹ với giá 1.000 tỷ yen hồi tháng 7 vừa rồi. Còn Panasonic sẽ tiếp quản nhà phát triển phần mềm Blue Yonder của Mỹ với giá hơn 700 tỷ yen.

Nhưng cả Hitachi và Panasonic đều tỏ ra thận trọng khi nói đến chi tiêu vốn. Trong năm tài chính 2020, Hitachi đầu tư 356 tỷ yen vào nhà máy và thiết bị trên cơ sở hợp nhất, trong khi Panasonic đầu tư 231 tỷ yen.

Gieo mầm tăng trưởng hay tìm kiếm cơ hội phát triển ở nước ngoài có xu hướng ảnh hưởng mạnh đến đầu tư trong nước. Bởi lợi nhuận kiếm được ở nước ngoài thường được tái đầu tư ở đó.

Các công ty Nhật Bản giờ trong thế tiến thoái lưỡng nan. Họ không thể bỏ bê các chương trình nâng cao chất lượng việc làm trong nước, trong khi đó lại mở rộng đầu tư khắp thế giới. Doanh nghiệp Nhật giờ cần đẩy nhanh quá trình số hóa hoạt động doanh nghiệp để tinh giản hóa, tăng cường đào tạo lại các kỹ năng cho người lao động và các chương trình khác.

Nikkei Asia bình luận: “Nhật Bản cần áp dụng các chính sách kinh tế có mục đích thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nhưng đồng thời cũng chấm dứt vòng luẩn quẩn đang đè nén sự tăng trưởng nguồn vốn đầu tư trong nước”.

Theo Ricky Hồ/BSA

Có thể bạn quan tâm

AstraZeneca xin phê duyệt sử dụng khẩn cấp thuốc AZD7442 điều trị Covid tại Mỹ

‘Bài thơ Đường 16 tỷ đô’ báo trước sóng gió của kinh tế Internet Trung Quốc?

Hàng không, du lịch có thể mất cả thập niên để hồi phục

Nhiều người dân Thái Lan cố ý nhiễm Covid để ‘ăn vạ’ bảo hiểm

‘Đảo miễn dịch Guam’ thu hút khách nhà giàu Đông Á bằng tour tiêm vắc xin

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:đầu tư nước ngoàiNhật Bản

Tin khác

Vàng SJC tăng giá chiều bán, giảm chiều mua

Vàng SJC tăng giá chiều bán, giảm chiều mua

Vàng nhẫn 24K rớt gần cả triệu đồng một lượng

Vàng nhẫn 24K rớt gần cả triệu đồng một lượng

Mỹ điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao của Việt Nam

Mỹ điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao của Việt Nam

USD tự do duy trì mức thấp hơn các ngân hàng trong nhiều ngày liền

Giá bán vàng SJC giảm mạnh sau ngày Vía Thần tài

Ngày Vía Thần tài, chênh lệch giá mua-bán vàng miếng SJC lên mức 1,4 triệu đồng

Vàng SJC giảm mạnh sát ngày Vía Thần tài

Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA