Doanh nghiệp Việt bán hàng trên Amazon chỉ để làm thương hiệu?
Tin mới
15:11
Triển vọng hồi phục của ngành hàng không châu Âu thêm mịt mờ
15:03
Công nghệ nổi bật tại CES 2021
14:50
Apple đẩy mạnh sản xuất iPhone, iPad tại Việt Nam và Ấn Độ
14:46
Intel đầu tư thêm 475 triệu USD vào Việt Nam
14:41
Vé tàu Tết Tân Sửu giảm sâu đến 15%
13:05
Mỹ từ chối yêu cầu của Hong Kong về hàng dán nhãn ‘Made in China’
13:00
60 tấn gạo Việt Nam đầu tiên được nhập khẩu vào Anh theo UKVFTA
12:39
Phiên chợ Tết: Khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa
12:22
Nỗ lực toàn cầu ‘siết trách nhiệm’ các hãng công nghệ lớn
12:11
Xe máy sẽ tăng phát thải gần 70.000 tấn/năm
12:01
Du lịch TP.HCM mất hơn 55.000 tỷ đồng vì Covid- 19
22:46
Facebook News ra mắt tại Anh
22:25
Bộ Công an chính thức công bố mẫu thẻ căn cước công dân gắn chíp
16:13
Giá xăng tăng lần thứ 5 liên tiếp
15:04
7 ngân hàng Việt Nam ra mắt thẻ tín dụng nội địa
14:58
TP Thủ Đức sẽ được chia thành 3 khu vực để quản lý
14:53
Doanh nghiệp Nhật Bản sẽ mở rộng sản xuất tại Việt Nam
14:47
Bà Janet Yellen trở thành nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ
14:43
VN-Index giảm sốc hơn 38 điểm
10:23
Samsung đầu tư 10 tỷ USD xây nhà máy sản xuất chip 3nm ở Mỹ
Bản tin thị trường
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
10:23
Goût Français mang văn hóa ẩm thực Pháp đến với người Việt
10:25
Israel sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ‘miễn nhiễm’ với Covid-19
09:36
Hàng không, du lịch có thể mất cả thập niên để hồi phục
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Bản tin thị trường
2021/01/27 - 11:33:49 PM

09:45 - 18/12/2020

Doanh nghiệp Việt bán hàng trên Amazon chỉ để làm thương hiệu?

Các nhà bán hàng Việt Nam đã vượt cột mốc doanh số 1 triệu USD trên Amazon trong năm 2020, tăng ba lần so với doanh số năm 2019 – theo báo cáo của Amazon Global Selling.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đều đang mở rộng kênh tiếp cận và khẳng định giá trị thương hiệu của mình thông qua Amazon.

Từ các tiệm bán đồ thủ công lưu niệm như Andre Gift Shop hay Mary Craft, đến những nhà sản xuất nội địa hàng đầu như MDK hay các thương hiệu lớn như Trung Nguyên hay Biti’s đều đang có mặt trên sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới.

“Chúng tôi cũng nhận thấy rất nhiều sản phẩm ‘Made-in-Vietnam’ trên các cửa hàng của Amazon toàn cầu đang được đông đảo khách hàng quốc tế ưa chuộng, nhờ chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh”, ông Gijae Seong, Giám đốc Quốc gia của Amazon Global Selling Vietnam, phát biểu.

Các doanh nghiệp Việt Nam đều đang mở rộng kênh tiếp cận và khẳng định giá trị thương hiệu của mình thông qua Amazon. “Đây được xem là con số quá nhỏ so với quy mô của nền xuất khẩu Việt Nam. Ngay cả khi so với một doanh nghiệp cỡ nhỏ của Việt Nam, con số này cũng không phải là khó đạt được. Rõ ràng xuất hiện trên Amazon hiện chỉ là một phương tiện hay công cụ mà các doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng để làm thương hiệu”, một nhà tư vấn về thương hiệu tại TP.HCM cho biết.

Tuy nhiên, ông cũng nói rằng thương mại điện tử đang là xu hướng và các sàn thương mại điện tử trong nước cũng đang bùng nổ. “Ngoài việc làm thương hiệu, đây là bước chập chững để doanh nghiệp Việt Nam làm quen với thủ tục hải quan, kiểm hàng và cơ chế của sàn thương mại điện tử nước ngoài. Hành trình để đạt con số tương đối so với quy mô của xuất khẩu Việt Nam vẫn còn xa”, vị chuyên gia nhận định.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu trong năm 2019 của Việt Nam đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước đó. Xuất siêu hơn 11 tỷ USD.

Việt Nam cũng đạt mức xuất siêu kỷ lục trong 11 tháng của năm 20,1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 254,6 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt 234,5 tỷ USD, tăng 1,5%.

Công ty Thành Đạt đã xuất khẩu 2 tấn (15 loại sản phẩm) chocolate organic sang thị trường Nhật Bản.

1/ Giá vàng miếng SJC đang ở mức 54,95 – 55,45 triệu đồng/lượng, tăng tiếp 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào – bán ra. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, hiện giá vàng trên sàn Kitco đang được giao dịch ở mức 1.863,3 USD/ounce, tăng 9,5 USD, tương đương 0,51% so với chốt phiên trước. Sự suy yếu của đồng USD và những kỳ vọng ôn hòa đối với cuộc họp Fed đã thúc đẩy giá vàng.

2/ Sau khi chinh phục hai mốc 20.000 USD và 21.000 USD, giá Bitcoin lại vừa phá thêm mốc 22.000 USD/oz. Trong vòng chưa đầy nửa ngày, đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới đã vượt qua 3 ngưỡng giá chẵn ngàn chưa từng có. Hiện tại, giá Bitcoin theo dữ liệu từ trang Coinmarketcap.com đang đứng ở mức 22.075 USD, tăng gần 14% so với thời điểm cách đó 24 tiếng, nâng tổng mức tăng từ đầu tuần lên hơn 20%. Đà tăng chóng mặt này đã dẫn tới nhiều dự báo cho rằng giá Bitcoin sẽ tiếp tục thiết lập thêm những đỉnh cao lịch sử nữa trong thời gian tới. Không chỉ Bitcoin mà nhiều tiền ảo khác cũng tăng giá mạnh trong năm nay.

3/ Trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU), các quốc gia thuộc khối này đã cam kết dành 10.000 tấn gạo hạn ngạch thuế quan cho Việt Nam trong năm 2021. Cụ thể, mã han ngạch vào Cộng hòa Armenia là 400 tấn và Cộng hòa Belarus là 9.600 tấn. Hiện tại, giá gạo 5% tấm của Việt Nam xuất bán đạt mức 493-497USD/tấn, đây là mức cao nhất trong 9 năm qua. Đây cũng đánh dấu giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh mặc dù sản lượng xuất khẩu đã giảm bớt so với cùng kỳ năm trước nhưng giá trị tăng vọt.

4/ Công ty TNHH thương mại – dịch vụ – sản xuất ca cao Thành Đạt đã tổ chức lễ xuất khẩu 2 tấn (15 loại sản phẩm) chocolate organic sang thị trường Nhật Bản. Theo ông Nguyễn Chí Đức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đây là những tấn hàng đầu tiên về sản phẩm chocolate organic của Bà Rịa-Vũng Tàu được xuất sang thị trường Nhật Bản theo con đường chính ngạch. Sự kiện này cũng cho thấy những tín hiệu vui từ chuỗi liên kết sản xuất giữa người nông dân và doanh nghiệp, tạo nguồn nguyên liệu ca cao sạch, an toàn, đạt chuẩn để sản xuất ra những sản phẩm chocolate organic đáp ứng yêu cầu của thị trường khó tính như Nhật Bản và các nước khác.

5/ Bộ Tài chính Mỹ “dán nhãn” Thụy Sĩ và Việt Nam là những quốc gia thao túng tiền tệ và thêm ba quốc gia mới vào danh sách theo dõi các nền kinh tế mà họ nghi ngờ áp dụng các biện pháp phá giá đồng tiền của họ đối với đồng USD. Bộ đã cho biết rằng tính đến tháng 6/2020, Thụy Sĩ và Việt Nam đã can thiệp rất nhiều vào thị trường tiền tệ để ngăn chặn các điều chỉnh cán cân thanh toán hiệu quả.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có phản hồi chính thức về vấn đề này. NHNN khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua, vốn nằm trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung, nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng. Theo NHNN, việc mua ngoại tệ can thiệp thời gian qua nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

6/ Việc đầu tư vào Indonesia đã trở nên dễ dàng hơn nhờ những chính sách của chính phủ trong việc tạo môi trường đã được quy định trong Luật Omnibus vừa được Quốc hội thông qua. Mặt khác, đầu tư vào Indonesia trong lĩnh vực kỹ thuật số sẽ là một bước vào để mở ra cơ hội tiếp cận nhiều hơn với thị trường nền kinh tế kỹ thuật số ASEAN, hiện có giá trị hơn 100 tỷ USD. Indonesia và Mỹ cũng đã ký Bản ghi nhớ về cơ sở hạ tầng và tài trợ thương mại trị giá 750 triệu USD với ngân hàng EximBank của Mỹ. Trước đó, Chính phủ Mỹ cũng đã tiếp tục gia hạn cung cấp các cơ sở Hệ thống ưu đãi tổng quát (GSP) cho Indonesia. Theo số liệu thống kê của Ban Điều phối đầu tư (BKPM) Indonesia, trong 9 tháng đầu năm 2020, Indonesia đã thu hút được 480,1 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các doanh nghiệp Mỹ.

7/ Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC) của Mỹ đã phạt chuỗi tiệm cà phê Luckin Coffee 180 triệu USD vì hành vi lừa gạt các nhà đầu tư của công ty. Ủy ban này đã cáo buộc Luckin Coffee, từng được xem là đối thủ lớn nhất của Starbucks tại Trung Quốc, đã thổi phồng doanh thu bán lẻ của mình lên tới hơn 300 triệu USD để “đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh”. Luckin Coffee từng rất được giới kinh doanh quan tâm nhờ tốc độ phát triển chóng mặt và tốc độ mở cửa hàng mới khiến cả những chuỗi cà phê như Starbucks cũng phải “chào thua”. Họ cũng đã từng chứng kiến giá trị tăng lên gấp đôi, chạm mốc 12 tỷ USD, chỉ 8 tháng sau khi thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) thành công.

8/ Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat cho biết tính đến tháng 10, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU). Theo đó, kim ngạch thương mại giữa EU và Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm nay đạt khoảng 477,7 tỉ euro (582,8 tỉ USD), tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, kim ngạch thương mại của EU với Mỹ cũng trong giai đoạn này giảm 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 460,7 tỉ euro. Bắt đầu từ tháng 7 năm nay, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của EU.

9/ Những năm trước, Australia đã xuất khẩu hơn 90% sản lượng tôm hùm sang Trung Quốc, nơi chúng là món ăn được ưu thích, đặc biệt trong tiệc cưới hoặc chiêu đãi khác. Nhưng năm nay, trong một động thái ăn miến trả miếng, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu tôm hùm từ Australia. Tuy nhiên, thì giá tôm hùm Australia hiện nay đã sụt giảm nghiêm trọng, do ngành công nghiệp từng cung cấp cho thị trường 1,4 tỷ dân giờ chỉ phục vụ thị trường nội địa 25 triệu người. Tại một số siêu thị của Australia, tôm hùm được bán 15 USD/con trong những tuần gần đây, bằng khoảng ½ so với mức giá năm ngoái. Hiện tại, nhiều cửa hàng và siêu thị ở Australia đã áp đặt số lượng tôm hùm tối đa mà một người được mua để ngăn việc cháy hàng và tạo điều kiện cho nhiều khách hàng khác có thể mua chúng.

Ricky Hồ – Lê Hiếu/BSA

Có thể bạn quan tâm

Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden

Việt Nam bị thiệt hại gần 20 tỷ USD mỗi năm vì thiên tai

Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách

Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?

Bản tin hội nhập số 118

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:amazonbán hàng trên amazonhàng Việt

Tin khác

Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022

Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022

Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’

Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’

Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách

Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách

Goût Français mang văn hóa ẩm thực Pháp đến với người Việt

Israel sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ‘miễn nhiễm’ với Covid-19

Hàng không, du lịch có thể mất cả thập niên để hồi phục

Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’

Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA