Ngấm 'thuốc thử' Big C chưa?
Tin mới
15:49
Giá phân bón tiếp tục xu hướng tăng
15:27
Tiếp thị bằng phim tài liệu
15:20
Quyết định phút cuối của OPEC+
15:12
Dư địa tín dụng cả năm 2023 đang còn thừa 735.000 tỷ đồng
09:11
Nghịch lý giá thuê mặt bằng liên tục tăng dù ‘ế ẩm’
09:07
Toshiba có trở lại từ ‘đống tro tàn’?
09:01
Không gian phát triển lúa gạo
08:47
Lãi suất tiết kiệm giảm sốc
15:56
Apple và kế hoạch chọn người kế nhiệm Tim Cook
15:52
Fed có thể sẽ cắt giảm lãi suất vào giữa năm 2024
15:48
Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng cho nhiều ngân hàng
09:44
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ ‘cản bước’ ASEAN?
09:37
Rau quả Trung Quốc đi đường chính ngạch vào siêu thị Việt Nam
09:30
TP.HCM sẽ cấp giấy chứng nhận nhà đất mua bán giấy tay?
09:25
Bất đồng về vai trò của carbon trong cuộc chiến khí hậu
09:11
Chóng mặt với vàng
15:04
Chuyện tiếp thị: đánh số năm sản xuất lên áo
14:55
Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta
14:42
Đâu bóng dáng người tiêu dùng trong phát triển bền vững?
11:06
Nghịch lý ngân hàng ‘thừa tiền’, doanh nghiệp khát vốn
Bản tin thị trường
16:32
Thị trường 24/7: Giá gạo xuất khẩu tăng lên mức 663 USD/tấn; Hơn 2,87 tỷ USD vốn ngoại rót vào BĐS
16:20
Thị trường 24/7: Giá xăng RON95 giảm 34 đồng mỗi lít; Ấn Độ tiếp tục là điểm sáng kinh tế toàn cầu
15:47
Thị trường 24/7: Doanh nghiệp sắp được phép khuyến mãi 100%; VN áp thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024
16:35
Thị trường 24/7: Vàng SJC tăng vọt lên mức 73,5 triệu đồng; Chanh Trung Quốc đổ về TP.HCM
15:32
Thị trường 24/7: Vàng nhẫn tăng giá kỷ lục; Ô tô nhập về Việt Nam bất ngờ tăng gần 30%
16:04
Thị trường 24/7: Cả nước chỉ có 305 công trình xanh; Louis Vuitton muốn tổ chức đoàn tàu cổ Bắc – Nam
16:09
Thị trường 24/7: Xăng giảm về mốc 23.000 đồng; Trình Thủ tướng chấp thuận đầu tư casino Vân Đồn
16:27
Thị trường 24/7: Hãng xe máy lớn thứ 4 thế giới vào Việt Nam; Vàng tăng phi mã, vượt 72 triệu đồng một lượng
15:57
Thị trường 24/7: USD ngân hàng rớt mốc 24.300 đồng; Bộ Tài chính bác kiến nghị ưu đãi của các hãng ô tô
16:19
Thị trường 24/7: Giá USD giảm mạnh; Vịnh Hạ Long bị đưa vào danh sách ‘No list 2024’
15:43
Thị trường 24/7: Thu từ xổ số đạt hơn 34,5 ngàn tỷ đồng; Giá vàng SJC tiến sát mốc 71 triệu đồng
15:27
Thị trường 24/7: Tôm hùm xuất khẩu rớt giá mạnh; Thương lái vào tận vườn tranh mua sầu riêng trái mùa
15:22
Thị trường 24/7: VN sắp xuất khẩu lô tổ yến đầu tiên sang TQ; Indonesia thu 1 tỷ USD thuế TMĐT
15:29
Thị trường 24/7: Meta trở lại Trung Quốc sau 14 năm; Đối tác Apple rót thêm hơn 330 triệu USD vào Bắc Giang
16:10
Thị trường 24/7: Giá điện tăng 4,5%; Quốc hội ‘chốt’ mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6,0-6,5%
16:02
Thị trường 24/7: Agribank công bố giảm lãi suất cho vay tới 4 điểm %; Tesla chuẩn bị sản xuất xe điện bình dân
15:35
Thị trường 24/7: Thanh long ruột đỏ rớt giá một nửa; Airbnb bị truy thu hơn 800 triệu USD tiền thuế tại Italy
16:24
Thị trường 24/7: Giá USD ngân hàng giảm mạnh; Elon Musk ra mắt Grok cạnh tranh với ChatGPT
15:20
Thị trường 24/7: Trà sữa, phở Việt nhượng quyền sang Philippines; BĐS thế giới đang ‘hỗn loạn’
15:05
Thị trường 24/7: Người tiêu dùng vẫn dè dặt chi tiêu; Vàng SJC tiến sát mốc 71 triệu đồng một lượng
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Thị trườngTiếp thị
2023/12/01 - 8:24:46 PM

09:12 - 11/07/2019

Ngấm ‘thuốc thử’ Big C chưa?

Tai nạn từ Big C nên được xem là một liều thuốc thử, qua đó thấy rõ tổng trạng ngành may sẵn của mình. Xác định rõ phân khúc và các nguồn lực mình có để tiếp tục xây dựng kênh phân phối riêng.

  • Điểm lại những chuỗi bán lẻ đang nằm trong tay…
  • Big C cam kết mở ngay đơn hàng cho 50…
  • Big C ngưng nhập hàng may mặc Việt Nam, doanh…

Doanh nghiệp cần khẳng định, không chỉ có kênh siêu thị là nơi sống chết phải giữ. Ảnh: Thu Nguyễn.

Bức tranh mạng lưới bán lẻ của Việt Nam hiện nay không sáng sủa lắm: “85% các mặt hàng được bày bán trong siêu thị là của doanh nghiệp bên ngoài cung ứng. Nếu siêu thị ngoại chuyển sang nhập hàng nước họ hay một nước thứ ba, thì các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam sẽ chết bởi mất hệ thống phân phối trên thị trường”, ông Vũ Vinh Phú, chủ tịch hiệp hội Siêu thị Việt Nam, cho biết.

Ông nói thêm rằng, hiện nay bán lẻ hiện đại, các kênh siêu thị do nhà bán lẻ nước ngoài chiếm 50% thị phần, là các hệ thống có mạng lưới châu Á hay toàn cầu khá mạnh và toàn diện. Còn bán hàng online họ chiếm 70%, tỷ lệ này tăng trưởng mạnh so với các năm trước, từ 30 lên 50%.Cuộc chiến trong hệ thống siêu thị của nước ngoài thật gian nan cho hàng Việt”.

Từ lâu chúng ta đều hiểu, sớm muộn thì các hệ thống siêu thị của Thái cũng sẽ “đẩy” hàng Việt ra và lấp đầy hàng Thái, đó là điều nằm trong sách lược của Chính phủ Thái Lan, đã được họ công khai tuyên bố từ năm 2016. Chuyện chiến lược đường dài là vậy nên phản ứng của doanh nghiệp may mặc Việt và sự nhân nhượng của Big C, cũng chỉ là những phản ứng nhất thời.

Còn nhớ, cách đây năm năm, tôi ngồi tranh luận thẳng thắn với ông Pascal Billaud, hiện là CPO (giám đốc sản xuất) của hệ thống Central Group, chủ chuỗi Big C Việt Nam về chuyện nhập hàng may mặc Việt, thì trong tình bạn, và vốn là một người có nhiều gắn bó với Việt Nam, ông Pascal cũng đành kết luận, “rồi người Thái sẽ nhập hàng may cao cấp của Thái là chính thôi”. Vì sao? Do có mạng lưới cửa hàng trên nhiều nước nếu không muốn nói là toàn cầu, áo sơ mi đàn ông của Thái có mặt khắp các thị trường, chi phí vận chuyển đến Việt Nam rẻ lắm và phí lưu kho, marketing… đều được chia nhỏ cho số lượng lớn hàng phân phối cho toàn hệ thống, nên giá mềm đi rất nhiều. Họ không thể cắt ngang dòng chảy đó để nhập hàng Việt, mẫu mã chẳng hơn, chất liệu cũng ngang bằng, có khi thấp hơn, mà giá lại cao hơn và thương hiệu không có sức mạnh ngay cả trong khu vực.

Ngành may mặc của Việt Nam xưa giờ chủ yếu làm xuất khẩu, nói cho đúng hơn, làm gia công xuất khẩu cho đủ thương hiệu lớn trên thế giới. Để cạnh tranh, nếu đủ sức thì hãy làm chuỗi cửa hàng của chính mình như An Phước, đi kèm thương hiệu quốc tế Pierre Cardin của Pháp. Hiện nay, Pierre Cardin còn mua lại một công ty may của Đức và sản xuất hàng, bán ngay tại Đức khá ổn. Nhưng làm được như An Phước thì cũng chẳng có mấy thương hiệu.

Chưa kể là các thương hiệu may Việt Nam còn bầm giập trong cạnh tranh vì hàng giả quá táo bạo. Cơ quan chức năng không ngăn chận nổi (hay không… thích ngăn chận?) khiến cho các thương hiệu lớn cũng tiến thoái lưỡng nan. Đăng báo về nạn hàng giả để giới thiệu thế nào là hàng thật, thì lại bị một tâm lý tiêu cực của người tiêu dùng: từ nay đừng mua hàng của “ông X, bà Y” nữa, vì thấy không, ổng còn phải thông báo là hàng ổng trên thị trường toàn… hàng giả.

Hàng may nội địa Việt Nam, hiện có hai dòng: hàng của các công ty nhỏ thì mẫu mã khá đa dạng, nguyên liệu đa phần nhập từ Trung Quốc, sản lượng khiêm tốn, chỉ bỏ mối cho các chợ sỉ và bán trong chuỗi cửa hàng của mình như: Việt Thy, Hạnh, Đan Châu, Gia Hồi… Cao cấp hơn, có thương hiệu và đã được đầu tư tử tế như Việt Tiến, May 10, Việt Thắng, Khatoco, Hoà Thọ… thì ngoài chuỗi cửa hàng, còn phân phối vào siêu thị. Nhưng cũng như ở Big C, hàng may mặc Việt Nam ở các siêu thị thường là giá không mềm mà mẫu mã ít thay đổi, không quá hấp dẫn.

Để thay đổi trong tình hình hiện nay, doanh nghiệp cần khẳng định, không chỉ có kênh siêu thị là nơi sống chết phải giữ. Ngay cả nếu Big C chưa từ chối thì các siêu thị Việt khác, vì cạnh tranh, cũng sẽ có lắm điều nhức đầu xảy ra. Doanh nghiệp may Việt Nam vừa cung cấp cho tôi một tài liệu: một hệ thống siêu thị lớn Việt Nam đã “bán” mặt bằng cho một công ty may Việt lớn (chuyên xuất khẩu), để ông này sẽ khoán lại cho các doanh nghiệp Việt nhỏ hơn  và tất cả hàng nhập vào chuỗi này đều phải gắn thương hiệu ông ta. Luật sư cho biết, cầm chắc đó là vi phạm luật cạnh tranh và đang tìm hiểu.

Quả thực, cạnh tranh hàng may sẵn hiện là một lãnh vực quá gian khổ cho doanh nghiệp Việt.

Từ lâu, đã có lời kêu gọi, hãy đa dạng hoá nguồn nguyên liệu, hãy quay lại thị trường chín-chục-triệu-dân này, hãy thay đổi mẫu mã, chịu khó quảng bá thương hiệu hơn. Nhưng, tất cả những lời kêu gọi đó, những điều mà ai làm ăn cũng biết thừa, thực sự cần có một định hướng với nhiều nỗ lực từ bản thân doanh nghiệp, các tổ chức chung của ngành may, hiệp hội chẳng hạn. Hiệp hội dệt may thì cũng đang sống với xuất khẩu là chính, mỗi năm tổ chức có một hội chợ để cả ngành xúm vô quảng bá cho hàng may Việt còn không xong. Một doanh ghiệp may nhỏ nói với tôi: tuy bán ở Việt Nam thì khó, chúng tôi qua chợ sỉ của Thái, nhờ người bà con bán hàng lâu năm ở chợ này, đem hàng mình sản xuất ở Việt Nam mà mẫu mã “quậy” chút, hình thức bắt mắt rực rỡ hơn bày bán ở nhà, thế là có rất nhiều du khách Việt đến mua và hớn hở “đem quần áo Thái” về cho bạn bè họ quý lắm. Khách hàng đâu biết, cũng những bộ áo váy đó, ở Việt Nam chúng tôi chưng mãi họ không thèm để mắt. Đó cũng là tính sính ngoại của người Việt mình.

Tóm lại, chúng ta yếu thế trong ngành may mặc đã rõ: nguyên phụ liệu toàn phải nhập, giá công may cao, mẫu mã không linh hoạt… nên bây giờ phải tìm cách đa dạng hoá kênh phân phối, cả tính chuyện bán hàng online kiểu nhỏ lẻ. Chuyển sang xây dựng các điểm phân phối đáng tin cậy ở các chợ lớn. Quảng bá sinh động hơn. Đào tạo tay nghề thợ thiết kế và thợ may chu đáo hơn. Nên chăng những người làm nghề may mặc nhỏ liên kết thành câu lạc bộ để chia sẻ thông tin và các nguồn lực?

Tai nạn từ Big C nên được xem là một liều thuốc thử, qua đó thấy rõ tổng trạng ngành may sẵn của mình. Khó trông chờ Nhà nước hay các đoàn thể nặng màu quốc doanh. Xác định rõ phân khúc và các nguồn lực mình có để tiếp tục xây dựng kênh phân phối riêng. Lâu dần, việc xây dựng lại những khu vực hàng may thời trang ở các chợ truyền thống lớn, cũng là một phương án nên nghĩ tới.

Kim Hạnh (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

PNJ trao tặng robot và các thiết bị y tế hỗ trợ chống dịch Covid-19

Tham vọng của đại gia Hàn Quốc thâu tóm Cầu Tre

Con bò, quả nho và cơ hội hàng Việt

Cà pháo lên đời…

Cửa hàng tiện lợi: tiện mà có lợi?

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Big Cbình luận thị trườngdoanh nghiệp dệt maythị trường bán lẻ

Tin khác

Tiếp thị bằng phim tài liệu

Tiếp thị bằng phim tài liệu

Chuyện tiếp thị: đánh số năm sản xuất lên áo

Chuyện tiếp thị: đánh số năm sản xuất lên áo

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Diêm Thống Nhất tùy chỉnh mọi thứ, kể cả logo

Xáo trộn trên băng ghế lãnh đạo của Nike

Đằng sau sự kiện Amazon trả mặt bằng cửa hàng

Mô hình đồ ăn nhanh đang sụp đổ?

Thời của ve chai công nghệ

Công nghệ
Toshiba có trở lại từ ‘đống tro tàn’?

Toshiba có trở lại từ ‘đống tro tàn’?

Apple và kế hoạch chọn người kế nhiệm Tim Cook

Apple và kế hoạch chọn người kế nhiệm Tim Cook

Bài toán khó của giao đồ ăn qua app

Bài toán khó của giao đồ ăn qua app

Khi AI cũng biết ‘đẻ’ ra việc

Khi AI cũng biết ‘đẻ’ ra việc

Tiếp thị
Tiếp thị bằng phim tài liệu

Tiếp thị bằng phim tài liệu

Chuyện tiếp thị: đánh số năm sản xuất lên áo

Chuyện tiếp thị: đánh số năm sản xuất lên áo

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Xu hướng mới: mua sắm kiêm giải trí

Xu hướng mới: mua sắm kiêm giải trí

Tiêu dùng
Rau quả Trung Quốc đi đường chính ngạch vào siêu thị Việt Nam

Rau quả Trung Quốc đi đường chính ngạch vào siêu thị Việt Nam

Black Friday sớm, trung tâm thương mại vẫn vắng khách

Black Friday sớm, trung tâm thương mại vẫn vắng khách

Ngành bia đã qua thời ‘béo bở’?

Ngành bia đã qua thời ‘béo bở’?

Săn sale 11/11, coi chừng mua nhầm ‘cục tức’

Săn sale 11/11, coi chừng mua nhầm ‘cục tức’

Ứng viên HVNCLC
Công ty TNHH SHIN Việt Nam

Công ty TNHH SHIN Việt Nam

Công ty TNHH Giống cây trồng Thuận Thành

Công ty TNHH Giống cây trồng Thuận Thành

Công ty cổ phần kinh doanh Khí miền Nam – Gas South

Công ty cổ phần kinh doanh Khí miền Nam – Gas South

Công ty TNHH MTV Sản xuất và Thương mại Mỹ phẩm Nhật Việt

Công ty TNHH MTV Sản xuất và Thương mại Mỹ phẩm Nhật Việt

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA